Thứ bảy, 20/04/2024 03:00 (GMT+7)

Hà Nội quy trách nhiệm lãnh đạo địa phương để xảy ra ô nhiễm dịch tả

N.Khánh -  Thứ tư, 06/03/2019 08:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lãnh đạo UBND thành phố khẳng định "nơi nào để xảy ra tình trạng người dân ném lợn chết ra sông, ao, hồ, bãi rác...thì chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm".

Ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào đàn lợn ở Hà Nội

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội tính đến nay trên địa bàn thành phố mới chỉ có 1 ổ dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại hộ nuôi của ông Nguyễn Thái Sơn, tổ 17, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Tại đây có tổng đàn là 25 con gồm 5 lợn nái, 20 lợn thương phẩm, 3 con bị chết. Qua kiểm tra xác minh, nguyên nhân chính đàn lợn mắc bệnh DTLCP có thể do việc sử dụng thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, bếp ăn tập thể, khi sử dụng không được nấu chín.

Ngành nông nghiệp đã phối hợp với địa phương tiêu hủy ngay toàn bộ số lợn chết này theo quy định. Đồng thời triển khai nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Gồm rà soát, thống kê, ký cam kết, lập chốt kiểm dịch kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch. Tuyên truyền hướng dẫn, lấy mẫu giám sát tại các hộ chăn nuôi lợn xung quang, tổ chức khử trùng tiêu độc tại hộ.

Ông Nguyễn Huy Đăng - PGĐ Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, Sở đang đề xuất UBND thành phố cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tổ chức ngăn chặn, khống chế DTLCP không để lây lan trên diện rộng. Đề xuất thành phố cấp kinh phí bổ sung để mua trang thiết bị, thuốc sát trùng, máy phun thuốc tiêu độc…phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Trong trường hợp cấp bách đề nghị UBND thành phố cho thực hiện phương thức chỉ định thầu.

Sở này cũng đề xuất hỗ trợ theo mức giá bằng 80% giá thị trường đối với lợn con và lợn thương phẩm. Thành phố sớm lập tổ kiểm dịch động vật liên ngành lưu động để tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn trên các trực đường giao thông, các đường ngang, đường tắt.

Cán bộ Chi cục thú y chăn nuôi Hà Nội lấy mẫu Test nhanh dịch tả lợn Châu Phi tại lò mổ Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.

Vẫn còn nhiều bất cập trong phòng chống dịch bệnh gia súc

Bàn về giải pháp phòng chống dịch bệnh, lãnh đạo một số quận huyện, sở ngành đánh giá việc phòng chống dịch bệnh gia súc cần có những giải pháp và hướng làm phù hợp và căn cơ hơn. Ngay việc xử lý sau khi dịch bệnh xảy ra cũng cần có giải pháp rõ ràng, Phó Chủ tịch UBND Quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà cho biết, thành phố cần làm rõ ra "việc hỗ trợ thiêu hủy có kèm theo hỗ trợ về giá (38.000 đồng/kg) hay không? như quận Long Biên đã vận động hộ chăn nuôi chưa nhiễm dịch (nằm trong vùng nhiễm dịch) nhưng đã tiêu hủy thì được hỗ trợ như thế nào? Nếu như các hộ dân bán ra ngoài thì được nhận tiền ngay nhưng khi tiêu hủy và nhận tiền hỗ trợ thì có thể mất vài tháng".

Lượng tiêu thụ thịt lợn hàng ngày của người dân thủ đô là rất lơn, trung bình 1 tháng tiêu thụ khoảng 13 nghìn tấn thịt. Thịt lợn là nguồn cung cấp thức ăn chính của các bữa ăn gia đình nên nhu cầu sử dụng thịt lợn cao. Để ngăn chặt các dịch bệnh gia súc lây lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội bà Trần Thị Phương Lan cho biết: "Sở NN&PTNT và các quận, huyện thị xã cần thường xuyên rà soát thống kê tổng đàn để đưa vào danh sách, dễ dàng kiểm soát từ đó khống chế dịch bệnh.

Ngoài ra cũng "cần kiểm soát chặt chẽ ở các cơ sở giết mổ, vì trên địa bàn có 900 cơ sở giết mổ, nhưng chỉ có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp còn lại là giết mổ nhỏ lẻ và giết mổ trong dân như vậy là rất khó trong việc kiểm soát dịch bệnh", bà Lan chia sẻ.

Tại hội nghị bàn về giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP chiều 5/3/2019, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, hiện nay thành phố tiềm ẩn nguy cơ rất cao về xảy ra dịch bệnh, nhất là khi giáp danh với 8 tỉnh thành phố khác.

Vì vậy lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị cần lập các chốt chặn để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc gia cầm, thậm chí kiểm soát ở các nhà hàng, các chợ và tiến hành rà soát các trang trại, chăn nuôi. Ngoài ra, lực lượng công an cần tích cực vào cuộc phối hợp với các đơn vị tăng cường kiểm tra. Lãnh đạo thành phố nhấn mạnh nếu xảy ra dịch và để người dân ném lợn chết ra sông, ao, hồ, bãi rác... thì chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội quy trách nhiệm lãnh đạo địa phương để xảy ra ô nhiễm dịch tả. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...