Thứ bảy, 20/04/2024 11:41 (GMT+7)

Bệnh nhân Covid-19 tái dương tính không có khả năng lây ra cộng đồng

MTĐT -  Thứ ba, 05/05/2020 19:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nói về các trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2, chuyên gia bệnh truyền nhiễm khẳng định các ca tái dương là do cơ thể còn sót mảnh vật liệu di truyền của virus, không gây nguy cơ lây nhiễm.

Theo Vnexpress, bác sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng điều trị Covid-19, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, loại bỏ khả năng các ca tái dương tính là "người lành mang trùng" (người mang virus không hoạt động) và tái nhiễm.   

Ông cho biết, các bệnh nhân dương tính vào giờ chót - xét nghiệm dương tính ngay trước khi hết giai đoạn theo dõi sau xuất viện 14 ngày - đều không có triệu chứng, khỏe mạnh. Vì vậy họ không phải điều trị lại từ đầu mà chỉ cách ly, theo dõi sức khỏe.

Các chuyên gia lấy mẫu xét nghiệm lại và nuôi cấy virus để nghiên cứu nguyên nhân gây tái dương tính. Kết quả, không nhân được virus từ mẫu bệnh phẩm của người tái dương. Mặt khác, cơ thể con người có quá trình đào thải mầm bệnh. Còn xét nghiệm Realtime RT-PCR là để tìm vật liệu di truyền, không khẳng định virus sống hay bất hoạt.

Bác sĩ Kính khẳng định: "Mảnh vật liệu di truyền của nCoV còn sót lại trong cơ thể sau quá trình đào thải là nguyên nhân tái dương tính".   

Từ hiện tượng dương tính lại, bác sĩ Kính cho biết cần nghiên cứu thêm về cơ chế đào thải mầm bệnh, đáp ứng miễn dịch và sản sinh kháng thể trên người để có các nhận định chính xác hơn.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng cho biết, qua nuôi cấy lại 05 mẫu virus của các ca dương tính lại với SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh song các virus này đều không phát triển.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm cũng cho rằng, trường hợp dương tính lại ở các bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh xảy ra ở một số nước trên thế giới. Vấn đề này có thể liên quan đến những thành phần đáp ứng miễn dịch mà chúng ta cần nghiên cứu thêm; còn về phía y tế công cộng, chúng ta không quá e ngại với các trường hợp tái dương tính.

GS.TS Nguyễn Văn Kính cũng chia sẻ thêm về những nét đặc trưng của virus SARS-CoV-2. Theo ông, điểm đặc biệt của virus SARS-CoV-2, so với các loại virus khác trong họ corona như SARS-CoV (gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hay MERS-CoV (gây Hội chứng hô hấp Trung Đông) chính là khả năng biến đổi rất đa dạng. Virus SARS-CoV-2 hiện nay ở mỗi quốc gia, kể cả Việt Nam, lại khác một chút so với virus ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.

“Các chuyên gia đã giải mã trình tự gen của các con virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở các nước trên khắp năm châu, và kết quả cho thấy hiện có rất nhiều biến thể khác nhau của loại virus này” – GS.TS Nguyễn Văn Kính nhận định.

Bên cạnh khả năng biến đổi, tổn thương theo dõi được trên cơ thể người bệnh, do virus SARS-CoV-2 gây ra cũng khác biệt so với những “họ hàng gần”. Cụ thể, khi bệnh nhân Covid-19 vào viện thường không diễn tiến nặng ngay, mà những tổn thương ở phổi chỉ xuất hiện sau đó gần 1 tuần, đây là điểm rất khác với SARS (bệnh nhân SARS thường viêm phổi nặng ngay sau khi vào viện).

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bệnh nhân Covid-19 tái dương tính không có khả năng lây ra cộng đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ