Thứ năm, 25/04/2024 23:41 (GMT+7)

Cây thuốc từ thiên nhiên: Cây sống đời mang lại nhiều bài thuốc hay

MTĐT -  Thứ sáu, 30/10/2020 10:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cây sống đời là loài cây có tên gọi rất thú vị, nhưng thực ra nó là loại cây khá quen thuộc trong dân gian. Cây sống đời không chỉ có công dụng trong làm đẹp mà còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh.

Cây sống đời là cây như thế nào?

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Sống đời (phương ngữ Nam Bộ) còn gọi là cây thuốc bỏng, diệp sinh căn, trường sinh,... Tên Khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae).

Đây là loại cây được nhiều người dân trong nước trồng làm kiểng, vì có hoa màu sắc đẹp, dễ trồng (chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là nó mọc ra cây mới), vừa dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia đình (vì đơn giản và hiệu quả).

Bộ phận dùng làm thuốc: lá tươi mới hái, từ lá bánh tẻ đến lá già (không dùng lá đã héo). Thành phần hóa học của lá thuốc bỏng: Acid malic, Acid fumaric, Acid citric, Acid isocitric, Acid alpha cetoglutaric, Acid cis-aconic.

Lá cây sống đời (thuốc bỏng)  tươi vị nhạt, hơi chua, tính mát; không độc với người (độc hại thần kinh với súc vật ăn cỏ khi ăn lượng lớn), có tác dụng: kháng viêm, kháng khuẩn (tác dụng với cả 2 loại vi khuẩn gram dương, gram âm và trực khuẩn mủ xanh), giãn cơ giảm đau, cầm máu.

Tác dụng cây sống đời

Chữa bệnh trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (đóng khố như phụ nữ thấy kinh). Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.

Giảm đau lưng, đau xương khớp: Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.

Giải rượu: cho người say nặng uống 50ml nước vắt lá rồi nằm nghỉ 30 phút sau sẽ hết say. Nếu say nhẹ thì cho nhai 5 lá (nuốt cả bã), 15 phút sau là trở lại bình thường.

Chữa viêm họng, viêm lợi: sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai xong thì ngậm 15 phút, sau đó nuốt cả bã  (từ 3 đến 5 ngày).

Chữa viêm tai giữa: vắt nước lá nhỏ tai ngày 4 lần (cách 6giờ/lần) liên tục 3-5 ngày.

Chữa viêm xoang: vắt nước lá, thấm vào bông đặt trong lỗ mũi bên viêm (nếu cả 2 bên cùng viêm thì sau khi đặt bên trái 2 giờ lại đặt tiếp bên phải bằng thuốc mới). Kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần ngày, liên tục 3-5 ngày.

Màu sắc đa dạng, kỹ thuật trồng cây không quá khó khiến cây Sống đời trở thành một loại cây cảnh phổ biến. Ảnh minh họa

Chữa viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột, đại tiện ra máu, táo bón: uống nước vắt lá 50ml/lần x 3 lần/ngày, liên tục đến khi khỏi bệnh (trĩ ngoại cần kết hợp đắp lá giã nát rồi dùng gạc bọc và băng dính dán lại. Trước khi đắp thuốc phải rửa sạch hậu môn).

Chữa bỏng nông do nhiệt: giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi (Bị bỏng sâu phải đến bệnh viện chữa).

Chữa chảy máu cam: vò nát lá nhét vào lỗ mũi nơi chảy máu.

Chữa mất ngủ: uống 50ml nước vắt lá 2 giờ trước khi đi ngủ.

Chữa tắt sữa: cây lá bỏng đặc biệt rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh, bà bầu ăn sống hoặc có thế dùng lá cây sống đời nấu canh sẽ giúp người mẹ có nhiều sữa cho con bú, hạn chế được sự mất sữa của mẹ bầu sau khi sinh con.

Cách chế nước vắt lá cây sống đời để uống: hái 50-60g lá tươi rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Cối, chày, mảnh vải gạc để vắt đều tiệt trùng trước khi sử dụng. Giã nát lá rồi cho vào gạc vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50ml. Bã để đắp.

Ngoài ra, lá cây sống đời có chứa nhiều nước lành tính, rất tốt cho việc làm dịu mát da, đặc biệt các vùng da bị cháy nắng. Mặt nạ lá sống đời sẽ giúp làn da trắng mịn, xóa tan sạm nắng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bằng các cách dưới đây:

– Làm đẹp với cây sống đời rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn một lượng cây sống đời vừa đủ dùng (loại bánh tẻ), sau đó rửa sạch, giã nát đắp lên mặt khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh. Đắp 2-3 lần/tuần bạn sẽ cảm nhận được sự dịu mát và làn da mịn màng, sạch mụn.

– Bạn cũng có thể giã nát cây sống đời cùng với mấy hạt muối tinh để đắp trong vòng 7-10 phút. Mặt nạ này ngoài tác dụng làm dịu da còn có tác dụng se khít lỗ chân lông. Bạn nên kết hợp đắp mặt nạ cây sống đời và dùng kem dưỡng da để đạt hiệu quả tốt, nhất là trong thời tiết nắng nóng./.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Cây thuốc từ thiên nhiên: Cây sống đời mang lại nhiều bài thuốc hay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.