Thứ năm, 25/04/2024 22:51 (GMT+7)

Chớ dại ăn những loại trái cây này vào buổi tối

MTĐT -  Thứ năm, 08/06/2017 14:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có những loại trái cây bạn tưởng sẽ tốt cho cơ thể khi ăn vào nhưng thực tế thì nếu chọn sai thời điểm để ăn chúng, bạn sẽ gặp phải vô số những tác hại xấu đến sức khỏe và nhan sắc.

Quả na rất giàu vitamin C, chất xơ, carbohydrates, kali, một số vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Điều tuyệt vời nhất là na không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, rất có ích cho người ăn kiêng hoặc đang muốn giảm cân. Do na rất ngọt, lượng đường cao nên không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.

Không nên ăn và uống nước cam vào buổi tối: Rất nhiều người cho rằng ăn cam và uống nước cam tốt cho sức khỏe, làm đẹp da nên càng dùng nhiều càng tốt. Tuy nhiên thực tế thì nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng axít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hổng lớp men răng của bạn. 

Sầu riêng: Sầu riêng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về mặt dinh dưỡng, được xem là phương thuốc chữa ho và bệnh ngoài da rất hiệu quả. Tuy nhiên, loại quả này chứa nhiều đường, vì vậy những người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn chức năng tim mạch, viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn sầu riêng vào buổi tối.

Xoài: Là loại quả phổ biến ở vùng nhiệt đới, xoài chứa nhiều chất chống oxy hóa như zethanthin, và beta-carotene rất tốt cho mắt, ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Do có chỉ số đường cao, bạn cũng không nên xoài về đêm, đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường.

Bơ: Trong sách Guiness, bơ là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, : Giàu chất béo thực vật, ít đường, bơ rất tốt cho dạ dày, ruột, bảo vệ chức năng sinh lý của hệ thống tim mạch và gan. Đây là loại quả rất thích hợp để bồi bổ cho trẻ em và người già, tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên ăn một quả. Bên cạnh đó, bơ có hàm lượng mỡ thực vật rất cao, do đó không nên ăn nhiều vào buổi tối.

Dứa: Cũng giống như xoài, dứa cũng không tốt cho người bị tiểu đường. Ngoài ra, dứa cũng chứa nhiều chất gây dị ứng nên những người nhạy cảm nên cẩn thận khi ăn dứa.

Nho có chứa chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não. Tuy nhiên, trái cây này cũng có hàm lượng đường cao nên những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều nho, đặc biệt vào buổi tối. 

Thanh long là loại quả giàu vitamin và dinh dưỡng như vitamin B1, B2, B3, C, carotene và anthocyanin, giúp giảm cân và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, những người bị rối loạn đường ruột, tiêu chảy, tiểu đường nên tránh xa loại quả nhiều đường này vào buổi tối.

Măng cụt: Được xem là một loại quả rất giàu dinh dưỡng, với các vitamin như B1, C, chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt…, măng cụt có tác dụng ức chế tổng hợp lipid, kiểm soát sự thèm ăn và giảm cân. Tuy nhiên, chất xanthones trong măng cụt có thể gây ngộ độc axit và khiến giấc ngủ chập chờn. Nếu muốn, bạn chỉ nên ăn loại quả này vào ban ngày.

                                                                    Theo Gia đình và xã hội

Bạn đang đọc bài viết Chớ dại ăn những loại trái cây này vào buổi tối. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.