Thứ sáu, 29/03/2024 16:15 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Tiềm năng từ “dược liệu quý” trên vùng đất 'ngụ lộc”

Đào Tấn -  Thứ ba, 16/06/2020 11:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Núi Đinh, TP Vĩnh Yên đã được đầu tư, phát triển theo kiểu “vùng chuyên canh” cây dược liệu quý, cây cảnh trang trí ngoại thất và các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Núi Đinh, còn được biết đến là vùng đất "ngụ lộc” (lộc vua ban), nơi gắn với truyền thuyết về bảy vị danh tướng họ Lỗ ở Bồ Lý giúp vua đánh đuổi giặc Nguyên Mông, được vua nhà Trần phong tước Đại Vương (Lỗ Đinh Sơn Thất Vị Đại Vương) và ban đất "ngụ lộc” tại khu Đinh Sơn (núi Đinh ngày nay). Hiện tại, đền thờ Lỗ Đinh Sơn Thất Vị Đại Vương được đặt tại xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, hướng đền dõi về phía núi Đinh.

Phát huy tiềm năng lịch sử vùng đất "ngụ lộc”, ngày nay xen giữa màu xanh của những đồi thông cổ thụ trên núi Đinh là những cây dược liệu quý, cây xanh, cây cảnh và nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao đang được người dân đầu tư nguồn lực phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vùng đất "ngụ lộc” này. Đặc biệt, thời gian gần đây, có những thông tin phản ánh về hiện tình núi Đinh, núi Đúng (ngọn núi bên cạnh, xã Kim Long, huyện Tam Dương) khiến dư luận băn khoăn và có những hiểu lầm đáng tiếc, khiến những người dân nhiều năm bỏ công, bỏ của đầu tư vào mảnh đất này cảm thấy buồn tủi, chạnh lòng.

                                                 Vườn ươm cây dược liệu trà hoa vàng

Cụ thể, những năm trở lại đây, nhiều người dân được lan truyền câu chuyện về khu vực núi Đinh được xem là “vùng chuyên canh dược liệu quý” – nơi sinh trưởng của loài thảo dược có công năng thần hiệu, kết hợp nhiều loài cây khác, ăn quả, cây cảnh, lấy gỗ có giá trị kinh tế cao. Những câu chuyện lan truyền đó không phải là vô căn cứ, mà có cơ sở, bởi xét về nguồn gốc đất trồng dược liệu và cây có giá trị kinh tế cao tại khu vực núi Đinh, núi Đúng có thể thấy: Diện tích đất này trước đây được huyện Tam Đảo cũ và huyện Tam Dương cấp cho 6 hộ gia đình là hộ ông Sái Văn Sơn, ông Phùng Văn Được, ông Đường Ngọc Vân, ông Nguyên Văn Hạnh, ông Nguyễn Văn Mạn, ông Nguyễn Tiến Lợi. Đến năm 1999, hộ ông Đường Ngọc Sơn nhận chuyển nhượng lại và được UBND huyện Tam Dương cấp 5 GCN QSDĐ, diện tích 52,8ha cho hộ ông Đường Ngọc Sơn với thời hạn 50 năm.

Sau khi được công nhận QSDĐ, ông Sơn đã dốc nhiều công sức đầu tư trồng thông và cây ăn quả chủ yếu là cây vải thiều được mua giống từ vùng vải Thanh Hà, Hải Dương. Ban đầu, việc trồng cây ăn quả gặp rất nhiều khó khăn vì đồi núi dốc, đường đi lại khó khăn cho cả việc trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Do vậy, ông Sơn đã đầu tư rất nhiều công sức để cải tạo, khắc phục khó khăn, phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của vùng đất mệnh danh là “ngụ lộc”. Tiền của, công sức bỏ ra trong hơn 20 năm ròng rã ấy, có thể nói là không đo đếm được.  

Tiềm năng “dược liệu quý”

Cùng với tiến trình đô thị hóa, phát triển kinh tế của đất nước, ông Đường Ngọc Sơn nhận thấy việc trồng cây dược liệu như trà hoa vàng, cây thuốc an xoa có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng chữa bệnh và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho chính bà con địa phương, nên ông Sơn tiếp tục đầu tư công sức và tiền của để phát triển loại cây dược liệu này. Bên cạnh đó, nhiều loại cây xanh ngoại thất, cây hoa (hoa hải đường), cây có giá trị kinh tế cao (cây sưa đỏ) cũng được ông đầu tư với quy mô rất lớn. Hiện nay, tại khu vực này có hàng chục ngàn cây hoa hải đường, cây sưa đỏ kích thước lớn và có thể cung cấp cho thị trường.

                             Vải Thanh Hà là loại cây ăn quả rất phù hợp với thổ nhưỡng núi Đinh.

Việc khai thác thế mạnh “nông lâm nghiệp” của vùng đất theo hướng lâu dài bền vững, chủ đất đối mặt với một khó khăn tưởng chừng nan giải – đó giải quyết vấn đề nước, để thuận tiện cho việc tưới tiêu, chăm sóc cây trồng. Nhiều bể nước dung tích lớn được đầu tư xây, các đường ống đấu nối với bể nước có chiều dài vài km, gắn các đầu phun tự động, khi mở van nước từ bể thì có thể tưới toàn bộ khu vực cây ăn quả mà không cần dùng tới điện và nhân công. Ngoài ra, việc chuyên chở cây và sản phẩm cũng được đặc biệt quan tâm, đường đi được mở rộng để tránh sạt lở, nhiều đoạn đường đã được bê tông hóa giúp cho xe chuyên trở, xe cẩu tự hành có thể đến tận nơi để vận chuyển cây ra thị trường mà không tốn quá nhiều sức lao động. Bên cạnh, nhiều vị trí đất được tạo mặt bằng để làm vườn ươm cây giống vừa có thể bán cho các nhà vườn, vừa làm nơi chuẩn bị nguồn cây trồng thay thế.

Yêu mảnh đất đã gắn bó hàng chục năm nhưng điều ông Sơn luôn còn trăn trở đó là việc quan tâm đến vùng đất tâm linh từng được biết đến là đất "ngụ lộc” này. Ông Đường Ngọc Sơn chia sẻ: Núi Đinh gắn với truyền thuyết về vùng đất Vua nhà Trần ban cho Lỗ Đinh Sơn Thất Vị Đại Vương vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Đền thờ Lỗ Đinh Sơn Thất Vị Đại Vương đặt tại xã Bồ Lý nhưng vùng đất "ngụ lộc” này lại chưa được quan tâm đúng mức. Mong muốn của tôi là được chính quyền địa phương cùng các sở, ngành quan tâm đầu tư cho vùng đất này.

Nếu có thể xây dựng khu tâm linh thì gia đình sẵn sàng hiến một phần đất và kinh phí để cùng đầu tư xây dựng. Có như vậy, vùng đất "ngụ lộc” mới về với đúng ý nghĩa thực của nó và phù hợp với định hướng phát triển du lịch tâm linh của tỉnh.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Tiềm năng từ “dược liệu quý” trên vùng đất 'ngụ lộc”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.