Thứ ba, 23/04/2024 17:39 (GMT+7)

Đông Âu vật lộn đối phó đợt bùng phát Covid-19 mới

MTĐT -  Thứ năm, 25/03/2021 10:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các bệnh viện tại Hungary chịu "gánh nặng khủng khiếp" do số ca nhiễm nCoV tăng lên khi nước này trở thành điểm nóng trong đợt bùng phát thứ ba.

Giống hầu hết các nước trong khu vực, Hungary kiểm soát được tình hình lây nhiễm trong giai đoạn đầu của Covid-19 hồi tháng 3-4/2020 với những biện pháp ngăn chặn nhanh chóng và nghiêm ngặt.


Tuy nhiên, đợt bùng phát mới ập đến khu vực vào đầu năm khiến tỷ lệ tử vong vì nCoV tại Hungary lên đến 21,84/1.000.000, cao nhất thế giới, theo dữ liệu của Our World in Data.

Các chuyên gia nhận định tình hình Covid-19 tại Hungary xấu đi do biến thể nCoV dễ lây lan, được phát hiện lần đầu tại Anh, xuất hiện tại nước này và chiếm hầu hết các ca nhiễm được ghi nhận, trong đó nhiều gia đình bị lây toàn bộ.

Binh sĩ Hungary vận chuyển các thùng vaccine Pfizer-BioNTech tới một bệnh viện ở thủ đô Budapest tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.

Đông Âu là khu vực có nhiều nhà máy lớn và không thể áp dụng phương pháp làm việc từ xa. Trong đợt bùng phát lần này, các chính phủ miễn cưỡng áp đặt lệnh phong tỏa vì lo nền kinh tế của họ sẽ bị giáng thêm một đòn khác sau đợt suy thoái năm ngoái.

Ca nhiễm mới ở Czech và Slovakia những ngày qua bắt đầu giảm. Tuy nhiên, Ba Lan ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức kỷ lục gần 30.000 trong 24 giờ qua, buộc chính phủ nước này cân nhắc chuyển bệnh nhân tới các khu vực khác nhau để giảm tải cho nhiều bệnh viện.

Ba Lan hồi tuần trước yêu cầu các nhà hát, trung tâm thương mại, khác sạn và rạp chiếu phim đóng cửa khi số ca nhiễm gia tăng. Chính phủ Ba Lan dự kiến ban hành thêm nhiều hạn chế trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh, thường bắt đầu với các buổi lễ đông người tham gia ở các nhà thờ.

Hungary, quốc gia có gần 10 triệu dân, ghi nhận gần 594.000 ca nhiễm và gần 19.000 ca tử vong. Tổng Y sĩ Hungary Cecilia Muller kêu gọi dân chúng "làm mọi cách để tránh bị nhiễm nCoV" do các bệnh viện tại nước này đang "chật vật dưới áp lực khủng khiếp".

Muller cho biết khoảng 500 tình nguyện viên, gồm sinh viên y khoa và nhân viên y tế có tay nghề cao, đã tới hỗ trợ các bệnh viện sau lời kêu gọi của chính phủ Hungary.

Hồi đầu tháng 3, khoảng 4.000 nhân viên y tế Hungary rời bỏ hệ thống y tế công sau khi chính phủ Thủ tướng Viktor Orban tiến hành cải cách, khiến cho tình trạng thiếu nhân lực y tế vốn kéo dài nhiều năm càng thêm trầm trọng.

Tamas Sved, thư ký Phòng Y tế Hungary, cho biết nếu số ca nhiễm nCoV không được hạn chế bằng các biện pháp giãn cách xã hội, quốc gia này sẽ hứng cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất và trở thành "ví dụ bi thảm".

Hungary dẫn đầu Liên minh châu Âu (EU) trong việc nhập khẩu vaccine Covid-19 và đã tiêm ít nhất một mũi cho 1,7 triệu người, song điều này vẫn chưa đủ.

Chuyên gia xã hội học Daniel Prokop theo dõi hành vi của dân Czech trong đại dịch nhận định hầu hết các quốc gia Đông Âu "đã thất bị trong cuộc chiến chống Covid-19". Các công việc tại chỗ phổ biến hơn ở Đông Âu do số lượng này máy ở khu vực này lớn, khiến tình trạng lây nhiễm gia tăng.

Thu nhập tại Đông Âu thấp hơn các khu vực khác của châu Âu đồng nghĩa nhiều người tại đây buộc phải làm việc, dù điều này khiến họ hoặc người khác nhiễm nCoV, Prokop cho biết. Mức lương cho thời gian nghỉ ốm tại Đông Âu thấp hơn so với Tây Âu.

Sau khi số bệnh nhân Covid-19 nhập viện tăng tới mức báo động, Czech áp lệnh phong tỏa chặt chẽ hơn từ 1/3 và triển khai xét nghiệm diện rộng tại nơi làm việc. Động thái trên phần nào giúp giảm số ca nhiễm mới tại Czech.

Thủ tướng Czech Andrej Babis thừa nhận sai lầm sau khi chính phủ của ông bị chỉ trích vì chậm ban hành các biện pháp hạn chế để ngăn nCoV khi số ca nhiễm tăng vọt vào mùa thu năm ngoái.

Tuy nhiên tại Hungary, Thủ tướng Orban đang thảo luận về các phương án kinh doanh nhằm thận trọng mở cửa trở lại các cửa hàng, bất chấp số ca nhiễm vẫn tăng. Chính phủ Hungary sẽ sớm quyết định các biện pháp hạn chế trong dịp lễ Phục sinh. Tất cả trường học tại Hungary tiếp tục giảng dạy từ xa đến ngày 7/4.


Nguồn VNE

Bạn đang đọc bài viết Đông Âu vật lộn đối phó đợt bùng phát Covid-19 mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới