Thứ sáu, 26/04/2024 00:13 (GMT+7)

Hà Nội chính thức thay đổi giá gần 2.000 dịch vụ y tế

MTĐT -  Thứ tư, 01/05/2019 15:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bắt đầu từ hôm nay, 1-5, các cơ sở khám chữa bệnh công lập của Hà Nội sẽ áp dụng viện phí mới cho người bệnh không có thẻ BHYT, với gần 2.000 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá.

Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND của HĐND TP. Hà Nội quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn chính thức có hiệu lực từ hôm nay (1.5).

Theo đó, danh mục, giá các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc quỹ bảo hiểm y tế chi trả gồm 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện. Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị cho người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Trong số gần 2.000 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá lần này ở Hà Nội, có một số giảm, phần lớn tăng.

Trong số gần 2.000 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá lần này ở Hà Nội, có một số giảm, phần lớn tăng. Ví dụ, giá giường điều trị/ngày hồi sức tích cực của Bệnh viện hạng I (như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang...), theo giá cũ là 632.000 đồng, thì theo giá mới từ 1.5.2019, con số này là 678.000. Tương tự, ngày giường hồi sức cấp cứu giá cũ là 336.000, giá mới là 411.000 đồng.

Với trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT đang được áp dụng giá dịch vụ chỉ tính mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng. Từ ngày 1.5, giá dịch vụ y tế áp dụng đối với trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT được điều chỉnh tăng mức lương cơ sở vào giá, từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng.

Những người bệnh vào điều trị tại bệnh viện của thành phố từ trước ngày 1.5 và ra viện sau ngày 1.5 thì vẫn được áp dụng mức viện phí cũ.

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện có 86,7% dân số Thủ đô đã tham gia BHYT nên việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này chỉ tác động đến hơn 13% dân số còn lại chưa tham gia BHYT.

Do đó, việc thực hiện mức tối đa khung giá dịch vụ y tế tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT. Việc điều chỉnh giá sẽ tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, người dân sẽ thấy lợi ích của BHYT và càng rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tham gia BHYT, đảm bảo chủ trương tiến tới BHYT toàn dân, làm Quỹ BHYT bền vững hơn.

Về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, vì các đối tượng này đã được nhà nước mua, hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT và được BHYT thanh toán phần lớn chi phí khi đi khám chữa bệnh.

PV(tổng hợp)

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội chính thức thay đổi giá gần 2.000 dịch vụ y tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.