Thứ bảy, 20/04/2024 17:03 (GMT+7)

Lo ngại xuất hiện làn sóng dịch Covid-19 thứ 2

MTĐT -  Thứ bảy, 25/04/2020 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19 xác định có thể tồn tại một số trường hợp người lành mang virus trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra được.

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19 xác định có thể tồn tại một số trường hợp người lành mang virus trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra được. Vì chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, các cơ quan chuyên môn đặc biệt là các chuyên gia nói rằng mặc dù chúng ta không còn hoặc có rất ít ca bệnh mới nhưng vẫn có thể có mầm bệnh, có người mang virus. Bởi vì qua tổng kết có nhiều trường hợp mắc virus không có triệu chứng lâm sàng hoặc những triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt, chỉ đau mỏi cơ thể, triệu chứng của cảm cúm, dấu hiệu rất mơ hồ nên rất dễ bỏ qua...

Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 xác định có thể tồn tại một số trường hợp người lành mang virus trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra được. Vì chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn.

GS.TS Nguyễn Thanh Long.

"Chúng tôi rất lo ngại làn sóng thứ 2 đối với dịch COVID-19. Bài học từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, bị làn sóng thứ 2 xâm nhập vào và tồn tại phát triển trong một cộng đồng mà không biết được. Đến khi xảy ra trên diện rất lớn thì lúc đó mới phát hiện ra. Nếu chúng ta cũng như vậy thì lúc đó hệ thống y tế của ta sẽ trong tình trạng rất khó khăn”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Do đó, cần phải kiên quyết ngăn chặn với đường hàng không, kiểm soát với từng chuyến bay, từng hành khách nhập cảnh vào Việt Nam và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng chống dịch. Nếu không làm thế dễ bỏ qua và dễ gây ra tình trạng làn sóng thứ 2.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin thêm: Đối với cộng đồng, cơ quan chuyên môn đã điều chỉnh lại vấn đề xét nghiệm.

Theo đó, tất cả những trường hợp có triệu chứng mơ hồ hoặc liên quan bệnh cúm thông thường thì lập tức xét nghiệm. Tiếp đến là tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ như khu công nhân, khu nhà trọ công nhân, khu tập trung nhiều lao động tự do, người yếu thế...

Trong khi đó, trao đổi với báo Dân trí, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam ở đây đợt dịch thứ 2 muốn nói rằng nếu chúng ta làm không tốt thì có thể gặp phải tình huống như một số nước tình hình dịch đã thấp nhưng sau đó số mắc lại tăng vọt tạo thành đợt dịch cao trào mới.

Trên thế giới có những đợt dịch khác nhau. Đầu tiên dịch xảy ra tại TP Vũ Hán, Trung Quốc Vũ hán, đợt dịch nữa xảy ra tại các nước châu Âu và châu Mỹ, sau đó là đợt dịch của các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Đợt tới có thể có thể đợt dịch mạnh lên ở một số nước châu Phi.

Giai đoạn đầu Việt Nam đã làm rất tốt việc ngăn chặn các ca bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào: đầu tiên là từ Trung Quốc (8 công nhân từ Vũ Hán về), sau đó là các ca bệnh từ các nước châu Âu và châu Mỹ; tiếp theo là các bệnh từ các nước Đông Nam Á.

Hiện nay, dịch đã lây lan ra cộng đồng. Vì thế chúng ta tiến hành giãn cách xã hội.

“Chúng ta đã làm rất sớm, rất quyết liệt. Đến thời điểm này có thể nói là đã thành công, dịch đã chậm lại không bùng phát như một số nước cũng có những ca bệnh đầu tiên giống Việt Nam. Họ cũng có ca bệnh nhập cảnh số lượng như vậy nhưng không làm giãn cách cộng đúng và sớm khiến dịch bùng phát rất mạnh, thậm chí hàng chục nghìn ca mắc bệnh, hàng nghìn ca tử vong”, TS Phu nói.

Dù vậy, TS Phu cũng thừa nhận thực tế hoàn toàn có thể tồn tại những người mang mầm bệnh trong cộng đồng. Các trường hợp này có thể lây bệnh cho người lành, dẫn tới trong nước có thể xuất hiện thêm những ca nhiễm mới trong thời gian tới. Đây là nguy cơ có thật và hiện hữu. Theo thống kê, có khoảng 40% người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng.

“Chúng ta không được mất cảnh giác, không được chủ quan, tiếp tục thực hiện tốt nguyên tắc chống dịch, không để dịch bệnh bùng phát, từ ‘đốm lửa nhỏ’ lây lan thành đám cháy lớn như ở một số nước”, TP Phu nhấn mạnh.

Đến ngày 25/4, Việt Nam ghi nhận 270 ca nhiễm Covid-19, trong đó 225 người được chữa khỏi, chưa có người tử vong. Cả nước đang cách ly gần 55.000 người, trong 280 người cách ly tại bệnh viện, hơn 7.000 người tại cơ sở tập trung, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Lo ngại xuất hiện làn sóng dịch Covid-19 thứ 2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ