Thứ năm, 25/04/2024 08:50 (GMT+7)

Nam thanh niên nguy kịch vì sán làm tổ trong phổi

MTĐT -  Thứ sáu, 02/11/2018 20:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong quá trình hút tràn dịch màng phổi, các bác sĩ thấy nhiều ký sinh trùng ra cùng với dịch ở phổi. Nam bệnh nhân được chuyển viện trong tình trạng nguy kịch.

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân 19 tuổi bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch. Trước khi vào viện, nam thanh niên bị đau tức ngực.

Nam bệnh nhân bị sán lá phổi tấn công hiện đã tiến triển tốt. Ảnh: PP.

Sau khi đến bệnh viện huyện thăm khám, qua chụp chiếu các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, nguy kịch, yêu cầu chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch phổi ra ngoài cho bệnh nhân.

Trong quá trình hút dịch, các bác sĩ thấy nhiều ký sinh trùng ra cùng với dịch ở phổi. Lập tức, nam bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp và tràn dịch màng phổi.

TS Trần Văn Giang - Phụ trách Khoa Vi rút - Kí sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết sau khi xét nghiệm và soi vi sinh, các bác sĩ phát hiện hình ảnh sán trong phổi bệnh nhân. Đến nay, sau một thời gian điều trị, nam bệnh nhân tiến triển tốt, không còn tình trạng tràn khí, tràn dịch, sốt, đau tức ngực.

Đây không phải là trường hợp nhiễm sán nguy kịch đầu tiên được ghi nhận. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương - Hà Nội) cho hay gần đây, khoa cũng tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh sán. Đây được coi là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng gần đây tăng trở lại do các phương tiện chẩn đoán tiên tiến hơn.

Bác sĩ Thọ từng tiếp nhận bệnh nhân được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, sau nhiều tháng, bác sĩ đã tìm ra bệnh nhân mắc sán lá gan, không phải ung thư.

“Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân đó dương tính với sán lá gan, chứ không phải ung thư. Bạch cầu tăng do có kháng thể lại sán, siêu âm có tổn thương gan. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ của bệnh nhân sán lá gan, không phải ung thư”, bác sĩ Thọ cho hay.

Ông cho biết điều tra tiền sử ăn uống chứng tỏ bệnh nhân này rất thích ăn các loại rau sống mua tại chợ, có thể đây là nguồn gây bệnh sán lá gan.

Nang sán theo đường ăn uống đi vào dạ dày sẽ phá vỡ và giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành tá tràng vào ổ bụng rồi di chuyển đến gan. Ấu trùng sẽ sinh trưởng và phát triển trong gan tiết ra các chất độc phá hủy nhu mô gan gây áp-xe gan. Vì vậy, người bệnh khi đi khám có tổn thương gan rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành ung thư.

Tương tự, nang sán cũng sẽ tấn công các bộ phận khác của cơ thể như phổi, đặc biệt là não, rất nguy hiểm. Do đó, chuyên gia khuyến cáo cách phòng bệnh sán tốt nhất là thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn tái, rau sống. Vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn. Tuyệt đối không uống nước lã, nước sông, suối, hồ,…

Theo Zing News

Bạn đang đọc bài viết Nam thanh niên nguy kịch vì sán làm tổ trong phổi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành