Thứ ba, 16/04/2024 15:08 (GMT+7)

Nguy cơ lây nhiễm coronavirus trên máy bay

MTĐT -  Thứ năm, 06/05/2021 08:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nghiên cứu của Trung tâm phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) khẳng định tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang và thông gió khi bay.

Mùa hè đang tới gần và nhiều người định đi nghỉ. Vậy nguy cơ lây khi đang có dịch ra sao? Sau đây là các câu trả lời.

Ta đang biết gì về việc lây coronavirus trên máy bay?

Hiện khoa học chưa biết chính xác coronavirus lây trên máy bay ra sao, chưa có tài liệu cụ thể nào về việc này. Tuy nhiên các nhà khoa học đều nhất trí là khách nên đeo khẩu trang, che mũi và miệng cũng như giữ khoảng cách để bảo vệ mình và người khác.

Các nghiên cứu của Trung tâm phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) khẳng định tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang và thông gió khi bay. Họ đã nghiên cứu một chuyến bay dài từ Dubai của Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đi tới sân bay Auckland ở New Zealand. Trong chuyến bay có 4 hành khách đã bị lây từ 1 hay 2 người ốm và có hai người bị lây không đeo khẩu trang lúc bay.

Ngoài ra, hệ thống thông gió lẽ ra phải mở để ngăn ngừa lây lại bị dừng 30 phút khi máy bay đậu ở Kuala Lumpur tại Mã Lai để tiếp nhiên liệu. Không có hành khách nào được rời máy bay khi ấy, và ngưng thông gió có thể làm việc lây dễ hơn– các nhà khoa học khẳng định.

Hệ thống thông gió trên máy bay hoạt động tốt ra sao và nó ngừa việc lây coronavirus như thế nào?

Nguy cơ lây bệnh trong không gian kín cao hơn ngoài trời. Hệ thống thông gió trên máy bay được thiết kế để đối phó với nguy cơ lây. Hệ thống điều hòa cho phép thêm không khí trong sạch, làm nóng nó lên rồi bơm vào khoang hành khách. Thêm nữa, không khí này được lọc bằng các bộ lọc hiệu quả HEPA (viết tắt từ tiếng Anh High-Efficiency Particulate Air Filters). Nó được thiết kế để giữ lại đến 99,95% các hạt lơ lửng trong không khí và do vậy giảm nguy cơ lây nhiễm. Không khí mới và không khí trong khoang được lọc rồi trộn vào nhau, sau đó đưa lại vào khoang hành khách.

Tùy thuộc loại máy bay và hành trình lượng khí mới và tần số đưa nó vào là khác nhau. Theo Lufthansa thì không khí ở khoang hành khách của máy bay Airbus 320 khi bay là 60% không khí lấy từ bên ngoài và 40% lọc không khí bên trong.

Hiện chưa có các nghiên cứu của các đơn vị nổi tiếng về điều hòa trên máy bay và việc lây coronavirus. Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định là các hệ thống này không thể bảo vệ ta hoàn toàn khỏi lây được. Các bộ lọc HEPA không tồi, nhưng không an toàn 100% – theo giáo sư bệnh lây, chuyên gia dịch tễ Timo Ulrichs làm ở Đại học Akkon ở Berlin. Rồi nếu khách đi lại trên máy bay thì họ sẽ làm thay đổi dòng khí và có thể một số thành phần ở trong cabin lâu hơn so với các đòi hỏi kỹ thuật. Một giáo sư thiết kế máy bay, ông Dieter Scholz làm việc ở Đại học Khoa học ứng dụng ở Hamburg cũng khẳng định điều trên.

Liệu ta có phải ăn uống trên máy bay mà không phải lo ngại gì hay không?

Các chuyên gia khuyên hành kháchkhông nên ăn uống lúc bay, hay nếu phải ăn thì nên ăn nhanh. – Nếu một hành khách bỏ không đeo khẩu trang để ăn hay uống thì các hành khách còn lại nên đeo khẩu trang – chúng ta đọc thấy câu này trong mọt báo cáo của Đại học Harvard về đề tài hạn chế nguy cơ liên quan đến COVID-19 trên máy bay.

Cứ mỗi lần ta bỏ khẩu trang ra thì có nguy cơ lây. Vậy nếu có ai đó ăn càng lâu, thì nguy cơ lây cho người khác càng cao – theo ông Ulrichs.

Liệu có tăng nguy cơ lây nhiễm trong nhà vệ sinh không?

Nhà vệ sinh trên máy bay cũng được thông gió, tuy nhiên ta không biết người dùng nhà vệ sinh trước ta có đeo khẩu trang hay bỏ nó ra không – nhà nghiên cứu dịch Timo Ulrichs nói. Nếu người ấy bỏ khẩu trang thì trong không khí sẽ có nhiều hạt nước aerozola hơn mà chúng có thể lây bệnh. Do vậy cũng nên đeo khẩu trang khi sử dụng nhà vệ sinh.

Thế còn việc đụng vào các bề mặt?

Điều này đã được các nghiên cứu của Hàn Quốc năm 2020 khẳng định. Lúc ấy các nhà khoa học đã quan sát chuyến bay cứu trợ trong đó 310 hành khách đã bay từ Mediolan ở Italia đến sân bay Incheon ở Hàn Quốc. Sáu hành khách đã bị lây coronavirus nhưng không có biểu hiện. Trong chuyến bay này một phụ nữ chắc bị lây ở nhà vệ sinh. Bà ta nói đã đeo khẩu trang N95 trong suốt chuyến bay, trừ lúc dùng nhà vệ sinh.

Ngoài ra có thể bị lây khi đụng vào các bề mặt trong nhà vệ sinh như núm cửa, vòi nước v.v.. – Xác suất ít, nhưng có thể các phần tử vào tay, rồi vô ý ta đưa lên mặt. Do vậy việc rửa tay cũng rất quan trọng, nên dùng thêm các chất tẩy trùng và tránh động tay lên mặt.

Bằng cách nào ta có thể bảo vệ cho mình nhiều nhất lúc bay?

Việc dùng khẩu trang được nhiều chuyên gia khuyên và là bắt buộc ở các sân bay tại nhiều nước. Cần lưu ý sao cho nó áp sát vào mặt. Do vậy ông Leonard Marcus còn khuyên dùng đế hai chiếc để che tốt cho mũi và miệng. Các chuyên gia khuyên nên nhìn thẳng trước mặt mình và tránh ăn uống. Còn nếu buộc phải ăn, ta nên kiểm tra xem các hành khách ở gần mình khi đó có đeo khẩu trang không, và nếu thấy họ không đeo hãy lịch sự yêu cầu họ đeo. Chuyên gia cũng nên khuyên bật thông gió trên đầu mình.

Người đã tiêm phòng vẫn phải cẩn thận hay không?

Theo CDC người đã tiêm phòng có thể du lịch với nguy cơ lây nhiễm không lớn. Nhung cần nhớ là người được coi đã tiêm phòng đầy đủ phải là người phải sau hai tuần lúc tiêm liều thứ hai.

Mặc dù vậy, vẫn cần giữ gìn, nhất là vào giai đoạn chuyển tiếp, khi số lượng người tiêm chưa đủ nhiều bởi vì ngay cả với những người này cũng có nguy cơ lây cho người khác dù nó ở mức tối thiểu – theo ông Timo Ulrichs.

Hơn nữa, ngày càng có nhiều chủng mới lây lan. Ở New Zealand,một nhân viên sân bay bị lây biến chủng Anh khi dọn vệ sinh cho máy bay ở Auckland, thế mà ông ta đã được tiêm đầy đủ.

Cần chú ý gì nữa khi đi máy bay?

Theo sáng kiến vì lợi ích chung của Hàng không dân dụng thì các biện pháp phòng ngừa không chỉ liên quan đến khoang hnhaf khách và cổng. Người bay phải thận trọng trong suốt thời gian bay – ví dụ khi ra sân bay, trong đám đông lúc kiểm tra an ninh, khi lấy hành lý, ở các điểm dịch vụ ăn uống và các chỗ tập trung đông người. Một điều quan trọng nữa là tuân thủ các quy định ở nước từ đó bay đi lẫn nước đến, và tìm hiểu ví dụ như về liệu có cần làm xét nghiệm PCR không cũng như các biện pháp an toàn ở sân bay.

Trên trang mạng của mình, Tổ chức Y tế thế giới thông báo hành khách nên theo dõi tình hình sức khỏe của mình sau khi về đến nhà và quan sát các triệu chứng, nhất là ngày càng có các biến chủng mới của coronavirus.

Theo Nguyễn Hữu Viêm/Queviet.eu

Nguồn: https://www.msn.com/pl-pl/zdrowie/nasze-zdrowie/ryzyko-infekcji-koronawirusem-w-samolocie-wyja%c5%9bniamy-fakty/ar-BB1g5ABF?ocid=msedgntp

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ lây nhiễm coronavirus trên máy bay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gợi ý 4 nhóm thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày rất cần đến sự có mặt đầy đủ của 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. Vậy 4 nhóm đó là gì, có vai trò ra sao đối với sức khỏe và nên bổ sung như thế nào, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin cần thiết.
Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người
Sau nhiều năm vắng bóng, cúm gia cầm xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Đặc biệt, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho căn bệnh này phát triển.
Từ 15/4, Hà Nội sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm toàn thành phố
Hà Nội thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành công tác An toàn thực phẩm có nhiệm vụ kiểm tra công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 tại 30 quận, huyện, thị xã.

Tin mới