Thứ sáu, 26/04/2024 04:16 (GMT+7)

Nước ép trái cây: Lợi hay hại?

MTĐT -  Thứ ba, 15/08/2017 15:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trái cây đem ép thành nước, đầu tiên phù hợp với các em nhỏ hoặc một số bệnh nhân không thể ăn được phần thịt của trái cây

Các thực phẩm lành mạnh chắc chắn là con đường ngắn nhất dẫn đến cuộc sống khỏe mạnh hơn. BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - khẳng định, nước trái cây rất tốt cho sức khỏe.

Bản thân nước trái cây sẽ cung cấp năng lượng chính là đường fructose tự nhiên; ngoài ra còn bổ sung một số vi chất, đặc biệt là một số vitamin; đồng thời còn đem lại cho cơ thể một lượng nước.

Tuy nhiên, tùy đối tượng và tùy loại trái cây, chúng ta có cách sử dụng nước trái cây khác nhau thích hợp.

Nước ép thích hợp cho ai?

Trái cây đem ép thành nước, đầu tiên phù hợp với các em nhỏ hoặc một số bệnh nhân không thể ăn được phần thịt của trái cây; đối tượng thứ ba là những người lớn tuổi. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng luôn luôn đúng.

BS. Diệp giải thích: “Khi so sánh giữa nước trái cây và trái cây nguyên miếng, về mặt dinh dưỡng và tác động tốt đến sức khỏe, trái cây nguyên giàu chất dinh dưỡng hơn, và cung cấp thêm chất xơ mà nước ép không có. Khi ép nước trái cây, đường fructose chuyển hóa mau hơn, làm đường huyết tăng nhanh hơn so với ăn trái cây nguyên miếng”.

Những người bị đái tháo đường, hoặc bị thừa cân - béo phì hạn chế uống nước ép trái cây, các chuyên gia khuyến nghị nên ăn trái cây nguyên thịt.

Uống nước trái cây có chừng mực

Những đối tượng trên càng không nên uống nước ép trái cây ngọt, nhiều đường như: nước nho, xoài, sa-bô-chê… ép. Ngoài ra, một số loại nước trái cây không thích hợp với những người có bệnh dạ dày.


Trái cây đem ép thành nước, đầu tiên phù hợp với các em nhỏ hoặc một số bệnh nhân không thể ăn được

Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Trong số tất cả các loại nước ép, nước táo được coi là lành mạnh nhất vì nó cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nhưng những gì xảy ra khi bạn uống nước táo ép quá nhiều? Bạn có thể sẽ bị tiêu chảy vì sorbitol - một loại đường tự nhiên có trong táo. Ngoài ra, uống nhiều nước táo cũng dẫn đến một số vấn đề về dạ dày như: đầy hơi, trướng bụng”.

Trái cây thường có 3 dạng và được khuyên dùng lần lượt từ trái cây nguyên miếng, sinh tố, sau cùng mới đến nước ép. Đối với câu hỏi, có nên thích ăn loại trái cây cứ ăn cho thỏa thích, BS. Diệp cho biết: “Ăn một loại trái cây thường xuyên liên tục không tốt bằng thay đổi các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không phải tất cả các loại trái cây có cùng các thành phần, các chất dinh dưỡng giống nhau. Đa dạng trái cây làm bản thân người sử dụng không bị ngán ngấy; bổ sung chất dinh dưỡng trái cây này có nhiều mà trái cây kia có ít”.

Ảnh minh họa

Tùy tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của người sử dụng, chúng ta chọn cách ăn trái cây phù hợp. Hàng ngày, chúng ta nên ăn trái cây, trung bình khoảng 200g/ngày là được. Ví dụ, chuối là một loại trái cây giàu năng lượng, nên người béo phì tốt nhất không nên ăn, nhưng trẻ em hoặc người lao động trí óc không có tình trạng thừa cân nên ăn chuối. Ăn và uống trái cây có thể sau bữa ăn chính hoặc thay thế cho một bữa ăn phụ.

 Theo SKĐS

Bạn đang đọc bài viết Nước ép trái cây: Lợi hay hại?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.