Thứ bảy, 20/04/2024 21:34 (GMT+7)

Rau củ nào nhất định phải nấu chín mới tốt?

MTĐT -  Thứ năm, 29/06/2017 14:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có những loại rau chỉ phát huy tác dụng tối ưu khi được nấu chín, nhưng cũng có những loại rau chỉ nên ăn sống.

Tùy đặc thù của loại dưỡng chất có trong từng loại rau củ mà bạn nên cân nhắc nấu chín hoặc để sống ăn sẽ có lợi cho sức khỏe.                                    

Cà rốt

Trong cà rốt có chứa hợp chất beta-caroten. Đây chính là tiền chất để cơ thể tổng hợp thành vitamin A rất tốt cho mắt và da. Nấu chín cà rốt sẽ làm tăng hàm lượng của hợp chất này.

Chính vì vậy các bà nội trợ có thể thoải mái cho cà rốt vào các món hầm hay canh xương mà không sợ bị mất chất dinh dưỡng.


Cà chua

Cà chua chứa lycopene- chất có khả năng chống bệnh ung thư. Theo tạp chí International Journal of Food Sciences and Nutrition, nếu chỉ ăn cà chua tươi sống, lượng Lycopane hấp thụ được sẽ không vượt quá 4%.

Nguyên nhân là do thành tế bào của cà chua sống khá dày khiến cơ thể khó hấp thụ lycopene. Bởi vậy, nấu chín là phương pháp giúp bạn khai thác tối đa nguồn dưỡng chất trong cà chua.


Măng tây

Măng tây rất giàu folate, các vitamin A, C và E. Tuy nhiên, do có lớp vỏ bảo vệ dày nên ta khó lòng hấp thụ các vitamin có trong loại rau này. Vì vậy nếu nấu chín măng tây để có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Bắp cải

Bắp cải khi nấu lên sẽ tạo thành indole, đây là một hợp chất hữu cơ tiêu diệt các tế bào ung thư trước khi chúng trở thành tế bào ác tính.


Củ cải đường

Tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin B có trong củ cải đường. Vì vậy, nên ăn củ cải đường ở dạng tươi để bảo toàn nguồn dinh dưỡng nguyên thủy.

Ớt chuông đỏ

Hàm lượng vitamin C có trong ớt sẽ giảm đáng kể nếu chúng tiếp xúc với nhiệt độ trên 375 độ C. Nếu chế biến ớt ở nhiệt độ thấp và trong khoảng thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng vitamin C.

Bông cải xanh

Ngoài ra, ăn bông cải xanh sống sẽ giúp bạn hấp thụ sulforaphane hơn (sulforaphane là hợp chất chống ung thư). Nếu nấu lên sẽ làm giảm một lượng đáng kể chất này.


Rau chân vịt

Rau này còn gọi là cải bó xôi, rau bina, đây là nguyên liệu cho những món salad tuyệt vời. Lượng folate (vitamin B9 hay axit Folic) trong rau chân vịt sẽ bị phá vỡ khi nấu chín.

                                                           Theo Asia Health Channel

Bạn đang đọc bài viết Rau củ nào nhất định phải nấu chín mới tốt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất