Thứ năm, 28/03/2024 22:45 (GMT+7)

Sống gần đường giao thông ô nhiễm tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ

MTĐT -  Thứ ba, 22/05/2018 16:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những trẻ sống gần tuyến đường giao thông ô nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 3 lần so với trẻ sống cách xa hơn 4 lần cùng trên tuyến đường đó.

Nghiên cứu mới cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm giao thông làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ em, đặc biệt là trong thời thơ ấu.
Theo thông tin trên Dân Trí, 25 triệu người Mỹ bị hen suyễn, căn bệnh phổi mãn tính này đã gia tăng kể từ những năm 1980. Trong khi các bác sĩ từ lâu đã biết rằng khói và ô nhiễm có thể gây ra những cơn hen suyễn ở trẻ em và người lớn bị hen suyễn, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn về ảnh hưởng của việc tiếp xúc lâu dài với một số chất gây ô nhiễm trong sự phát triển cả trẻ nhỏ.

Ô nhiễm giao thông có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ.

Hạt PM bắt nguồn từ việc đốt cháy nhiên liệu, từ những phương tiện giao thông, nhà máy điện và các nguồn gây ô nhiễm khác. Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra sự tiếp xúc hàng ngày của trẻ em với bồ hóng, một thành phần của hạt PM và cũng được gọi là carbon đen.


Phân tích sâu hơn về dữ liệu địa lý và các câu hỏi của Dự án Viva cho thấy các hình thái rõ ràng. Đáng chú ý nhất, sống gần đường quốc lộ có liên quan đến bệnh hen suyễn ở mọi lứa tuổi được kiểm tra.

Trẻ em sống cách đường chính 100 mét có tỷ lệ mắc hen suyễn cao gấp 3 lần - trẻ em có triệu chứng hen suyễn hoặc dùng thuốc trị hen mỗi ngày - từ 7 đến 10 tuổi, so với trẻ em sống cách đường chính 400 mét.

Ngay cả ở khu vực Boston, nơi mức độ ô nhiễm tương đối thấp và ở mức cho phép của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, các chất ô nhiễm liên quan đến giao thông dường như làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ em.

Tiếp xúc lâu dài với cacbon đen và hạt PM cũng liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ (tuổi từ 3 đến 5), nhưng vào độ tuổi từ 7 đến 10 tuổi, các chất ô nhiễm này chỉ liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em gái. Những đứa trẻ nhỏ dành thời gian ở nhà nhiều hơn trẻ ở độ tuổi đi học, đường hô hấp của các bé hẹp hơn nên dễ bị khó thở bởi ô nhiễm không khí.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa ô nhiễm và hen suyễn ở các cô gái tuổi đi học gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học. Trong tương lai, sẽ cần phải tìm hiểu xem các cô gái dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hơn con trai hay không.

Cách nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ em

Trang Khoeplus khuyến cáo: Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen phế quản khi trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn hay khi trẻ có dấu hiệu:

Ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là hay xuất hiện vào ban đêm

Khó thở, thở ra khó khăn, kéo dài, lồng ngực của trẻ bị rút lõm khi trẻ hít vào, thở khò khè xuất hiện nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát bệnh như (khói bụi, mùi nặng, phấn hoa, lông chó mèo, thức ăn dễ bị dị ứng…)

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh hen phế quản là bệnh di truyền nhưng theo thống kê có đến 1/3 trẻ bị mắc bệnh hen suyễn khi bố mẹ bị mắc bệnh này.

Với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, theo WHO, trẻ dưới 2 tuổi bị hen phế quản khi thở khò khè tái phát ít nhất 3 lần, ngay cả khi không có ai trong gia đình mắc bệnh hen suyễn hay dị ứng.

Ở trẻ lớn, việc thăm dò chức năng hô hấp dễ dàng hơn, nhưng ở trẻ nhỏ các phương pháp này thường khó và thậm chí không thể thực hiện, Bởi vậy, khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ là hen phế quản, cha mẹ nhất thiết phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có hướng định bệnh chính xác.

Biện pháp chăm sóc trẻ bị hen suyễn

Cần tránh những yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen ở trẻ:

- Không để thú nuôi như chó, mèo, chim cảnh trong nhà.

- Tránh dùng các hóa chất nặng mùi trong nhà như các loại nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi gián, công trùng, tránh nhang khói.

- Không hút thuốc lá trong nhà và những nới gần trẻ.

- Giữ không khí trong sạch: Đóng cửa sổ khi bên ngoài nhiều bụi phấn hoa, khói nhà máy, bếp lò, khói xe… và mở rộng cửa sổ khi không khí bên trong nhà ngột ngạt, hay khi trong phòng có mùi khó chịu.

- Nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng. Thường xuyên giạt khăn trải giường, ga gối bằng nước nóng rồi phơi khô, thường xuyên lau chùi đồ chơi của trẻ, giạt thú nhồi bông.

- Tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ dễ bị dị ứng như hải sản, mì chính, đồ hộp. Ngoài ra nên bổ sung những thức ăn giàu acid béo omega – 3 và các loại vitamin A, C, E giàu chất oxi hóa để tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Không nên quá hạn chế các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của trẻ vì dễ ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của trẻ, khiến trẻ tự ti vì mắc bệnh.

- Cho trẻ đi khám chuyên khoa định kỳ để được bác sỹ hướng dẫn dùng các thuốc cắt cơn hen dạng xịt khí dung và thuốc dự phòng lâu dài.

Lưu ý, luôn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ và không được tự ý ngừng dùng thuốc ngay cả khí trẻ có dấu hiệu tốt hơn, bởi trong giai đoạn này trẻ khỏe lên là nhờ tác dụng của thuốc. Cha mẹ cần luôn mang theo thuốc cắt cơn dạng xịt khí dung khi đưa trẻ ra ngoài để xử trí cơn hen kịp thời, tránh để lại những biến chứng không mong muốn.

Cách xử trí khi trẻ có cơn hen khởi phát

Cần nhận biết đúng các dấu hiệu: Các triệu chứng thường thấy khi trẻ lên cơn hen: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, hay thức giấc về đêm. Trong trường hợp này cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn dạng xịt khí dung tác dung nhanh như Buto – Asma với hoạt chất Salbutamol sẽ nhanh chóng làm dịu cơn hen của trẻ.

Dùng túi nhựa hoặc cốc nhựa có đáy đục lỗ vừa đầu phun, miệng cốc úp kín miệng và mũi trẻ nhỏ. Phun 2 liều vào cốc và để trẻ hít vào 5 lần trong cốc đó. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi trong một giờ đồng hồ.

Cần biết đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất: Nếu sau khi dùng thuốc cắt cơn, các triệu chứng chưa thuyên giảm, trẻ vẫn phải ngồi thở, thở ran rít, cánh mũi phập phồng, đặc biệt, trẻ bị tím tái các đầu ngón tay, môi, cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Theo MTX (TH)
Bạn đang đọc bài viết Sống gần đường giao thông ô nhiễm tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.