Thứ sáu, 29/03/2024 16:19 (GMT+7)

Bệnh thủy đậu bùng phát, làm sao để phòng ngừa hiệu quả?

VĂN HIẾU -  Thứ tư, 07/03/2018 11:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm lành tính. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm não và thậm chí là tử vong.

Bệnh thủy đậu là gì?

Chia sẻ trên trang tin Sống khỏe, bác sĩ Đinh Thị Thu Hương, Chuyên khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể gây dịch do vi rút Varicella Zoster (hay còn gọi là Herpes varicella) gây nên. Con người là đối tượng mắc bệnh duy nhất. Người bệnh sẽ phát tán vi rút qua những hạt bụi nước của đường hô hấp khi hắt hơi, ho, nói chuyện hay ăn uống…

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm do vi rút Varicella Zoster gây nên. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Ở miền Bắc, bệnh thủy đậu xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông xuân, còn ở miền Nam thì thường gặp từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Đối với những người chưa có miễn dịch thì tỉ lệ mắc bệnh khá cao, lên tới 90%. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt là những trẻ từ 5 – 9 tuổi. Vì ở lứa tuổi này cơ thể trẻ chưa có đáp ứng miễn dịch.

Dấu hiệu sớm dễ nhận biết bệnh thủy đậu

Ths.Bs Đinh Thạc hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10 – 14 ngày kể từ khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh. Khởi phát là các triệu chứng điển hình như nổi mụn nước ở khắp vùng đầu, mặt, tứ chi. Trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân, các mụn nước có đường kính từ 1 – 3mm, bên trong chứa dịch. Với những trường hợp bị nhiễm trùng, có mủ thì mụn sẽ to và có màu đục hơn.

Nếu người mắc bệnh là trẻ nhỏ thì ngoài mụn nước, trẻ còn có thể bị sốt nhẹ, biếng ăn, còn ở người lớn thì kèm theo hiện tượng đau đầu, đau cơ, nôn ói. Thông thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, sau đó các nốt mụn nước bắt đầu khô dần, bong vảy và rất ít khi để lại sẹo.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất. (Ảnh minh họa)

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, người mắc thủy đậu sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Ở mức độ nhẹ là nhiễm trùng da, để lại các vết sẹo. Ở mức độ nặng thì gây nhiễm trùng huyết, biến chứng viêm não, viêm phổi nặng và có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, ngay khi có các biểu hiện mắc bệnh thủy đậu thì người dân cần phải đi thăm khám và kiểm tra ngay, nhất là khi đối tượng mắc bệnh là trẻ dưới 10 tuổi.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay đó là tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là khi đang chuẩn bị bước vào mùa dịch. Các chuyên gia y tế cho biết, vắc xin có hiệu quả rất cao, mang lại tác dụng lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể để chống lại vi rút thủy đậu.

Những trẻ trên 12 tháng tuổi là đã có thể chích ngừa thủy đậu với khả năng phòng bệnh lên đến 90%. Chỉ có khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, tuy nhiên chỉ bị ở mức độ nhẹ và không có biến chứng gì.

Chích ngừa là biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả nhất. (Ảnh minh họa).

Ngoài việc thực hiện tiêm ngừa thủy đậu, mọi người cũng cần tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, nhất là những loại hoa quả giàu vitamin C.

Riêng với trẻ nhỏ, khi vào mùa dịch, phụ huynh cần chú ý khi tắm rửa, vệ sinh kỹ toàn bộ cơ thể bé bằng xà bông diệt khuẩn. Nhiều người chọn biện pháp cách ly trẻ khỏi nguồn bệnh, tuy nhiên hành động này không tối ưu vì thủy đậu ủ bệnh rất lâu và có thể lây cho người lành khi người mắc bệnh chưa nổi mụn nước.

Trong trường hợp mắc bệnh thủy đậu, để nhanh khỏi thì người bệnh tuyệt đối không nên gãi hay làm vỡ các nốt mụn nước. Cần mặc quần áo thoáng mát bằng vải mềm để tránh cọ xát vào da. Đồng thời cần kiêng một số thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt vịt, thịt bò. Thay vào đó, người mắc bệnh thủy đậu nên ăn các thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống thủy đậu

- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

- Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 1 – 2 tuần từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây cho những người xung quanh.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Bạn đang đọc bài viết Bệnh thủy đậu bùng phát, làm sao để phòng ngừa hiệu quả?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.