Thứ sáu, 29/03/2024 08:35 (GMT+7)

Cấp cứu say nắng - nạn nhân dễ đột quỵ nếu dùng đá lạnh

MTĐT -  Thứ tư, 15/05/2019 15:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các bác sĩ bệnh viện Đức Giang lưu ý, khi cấp cứu nạn nhân say nắng, đưa ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, nhanh chóng hạ nhiệt bằng nước.

Bắt đầu từ trung tuần tháng 5, nắng nóng đã bắt đầu quay trở lại Hà Nội và khu vực miền Bắc. Nền nhiệt tăng lên đến 34 độ C, có nơi trên 37 độ C. Theo trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 16-19/5, nắng nóng và nắng nóng gay gắt sẽ xuất hiện trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ C, riêng khu vực vùng núi các tỉnh Trung Bộ có nơi 39-40 độ C.

Điều này làm tăng nguy cơ say nắng với những người phải làm việc liên tục ngoài trời nắng và hay xảy ra tình trạng sốc nhiệt với người già và trẻ nhỏ ở thành phố khi di chuyển từ điều hòa ra ngoài.

Mới đây, theo báo cáo nhanh của Tổ công tác y tế (Bộ Y tế), trong ngày khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak 12/5, Tổ đã phải cấp cứu cho hàng trăm người trong đó nhiều người bị say nắng, cảm nắng.

Cấp cứu say nắng không nên dùng đá lạnh

Theo các bác sĩ bệnh viện Đức Giang, người bị say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.

Những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Với thể nặng, thân nhiệt tăng cao (trên 40 độ C), nạn nhân thường mất nước nghiêm trọng, da nóng (sờ vào sẽ rất đau), khô, mệt lả, đau đầu, chóng mặt, khó chịu, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sốc nhiệt là thân nhiệt đột ngột tăng cao. Đồng tử thu nhỏ lại. Nạn nhân có thể bị ngất xỉu, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức, bất tỉnh hoặc đột quỵ, hôn mê.

Trong cấp cứu nạn nhân say nắng khi chưa có nhân viên y tế, các bác sĩ lưu ý: Cần đưa ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, nhanh chóng lấy nước đổ lên đầu, vẩy nước lên người nạn nhân hoặc lấy khăn thấm nước mát phủ lên người mục đích để giảm thân nhiệt.

Nếu cơ thể nóng bừng và không thể đổ mồ hôi, lúc đó có thể nạn nhân đang bị mất nước, cần làm mát cơ thể bằng uống nước mát có pha muối là tốt nhất hoặc trực tiếp đổ nước lên người.

Nếu có điều kiện nên chườm mát (bằng khăn sạch nhúng nước mát) ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như: hai vùng nách, hai vùng bẹn, cổ nhằm nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân.

Đặc biệt, không nên dùng nước đá để hạ nhiệt, bởi vì làm như vậy nhiệt không hạ nhưng có thể làm cho tim đập nhanh, thậm chí đột qụy.

Trên đường đi cấp cứu cũng cần liên tục chườm mát cho nạn nhân.

Để đề phòng say nắng say nóng vào mùa hè cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali: rau đay, mồng tơi... mặc áo rộng thoáng mát, thoát mồ hôi, đồng thời không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.

Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Bạn đang đọc bài viết Cấp cứu say nắng - nạn nhân dễ đột quỵ nếu dùng đá lạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.