Thứ ba, 16/04/2024 13:08 (GMT+7)

Chuyên gia lý giải vì sao trẻ em ít bị virus corona tấn công?

MTĐT -  Thứ năm, 06/02/2020 17:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia, việc "tiếp xúc" với các loại virus gây bệnh từ nhỏ và nhờ một số đặc điểm khác biệt về sinh học, các tế bào của trẻ em ít nhạy cảm với nCoV, khiến virus khó phát triển nhân lên.

Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên Tạp chí Y học New England của Anh hôm 30/1, phân tích đặc điểm của 425 người đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) nhiễm nCoV. Trong số các bệnh nhân, không một ai dưới 15 tuổi tính đến giữa tháng 1 và người trẻ nhất chết vì chủng virus này là 36 tuổi.

Lý giải về việc tại sao trẻ em có nguy cơ nhiễm virus corona thấp hơn người lớn, theo Tiến sĩ Malik Peiris, Trưởng khoa virus học của Đại học Hong Kong, trẻ em cũng có khả năng bị lây nhiễm như người lớn nhưng chỉ vì triệu chứng bệnh ở nhóm tuổi này thường ở mức nhẹ hơn nhiều. “Chúng ta xác nhận ít trường hợp nhiễm bệnh phổi lạ có thể là vì thiếu dữ liệu về các trường hợp có triệu chứng nhẹ” – Chuyên gia này nhận định – “Nếu virus corona lây lan toàn cầu và đạt quy mô tương tự như virus cúm mùa thì chúng ta có thể sẽ ghi nhận thêm nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh”.

Trẻ em chơi đùa ở Bắc Kinh giữa trận dịch, ảnh chụp tháng 1-2020 - Ảnh: AFP

Còn theo bác sĩ Mark Denison, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Nhi khoa tại Đại học Y khoa Vanderbilt (Mỹ) cho biết, nghiên cứu trên cũng cung cấp một luận cứ quan trọng để so sánh với hội chứng hô hấp cấp SARS (do một chủng của virus corona gây ra). SARS cũng là dịch bệnh ít phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn trong đợt bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2002-2003. Ông cho biết thêm, trẻ em dưới 13 tuổi nhiễm SARS có ít các triệu chứng cấp tính hơn là ở các nhóm tuổi còn lại.

Nhiều khả năng, nhờ một số đặc điểm khác biệt về sinh học, trẻ em sẽ ít nhạy cảm với nCoV hơn so với người lớn. Lý do là các tế bào ở trẻ em tỏ ra ít "thân thiện" hơn với virus, khiến cho virus corona khó phát triển nhân lên và truyền sang người khác, ông Denison phân tích. Vì thế, trẻ em có thể bị nhiễm virus nhưng sẽ có biểu hiện các triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn, đồng nghĩa với việc chúng có thể không cần nhiều can thiệp chăm sóc y tế đặc biệt như người lớn.

Về mặt tiến hóa, chúng ta có thể tiếp xúc với một số loại virus từ nhỏ. Ngay sau đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết và làm quen với những virus này, từ đó hình thành các kháng thể chống lại virus. Do đó, chúng ta sẽ có khả năng sống sót tốt hơn và ít bị mắc lại hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, kháng thể này không thể tồn tại mãi mãi.

Tương tự, tiến sĩ Sharon Nachman, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Stony Brook ở New York (Mỹ) cho biết, môi trường xung quanh trẻ em, trong đó có trường lớp với rất nhiều các bệnh truyền nhiễm, sẽ giúp cơ thể trẻ hình thành nên hệ miễn dịch. Trẻ em có thể đã gặp phải nhiều chủng virus corona, bao gồm một số chủng virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường. Từ đây, cơ thể tạo ra "ô miễn dịch" cho trẻ, trong đó có khả năng miễn dịch đối với virus corona.

Ví dụ như đối với dịch cúm mùa, rất nhiều trẻ em ở Mỹ bị nhiễm virus cúm mỗi năm, nhưng con số trẻ em tử vong vì căn bệnh này ít hơn nhiều so với người lớn. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2018-2019, ước tính có khoảng 7,6 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi bị cúm, nhưng chỉ có 211 trường hợp tử vong, chiếm 0,002%. Ngược lại, trong khoảng 11,9 triệu người trưởng thành từ 18 đến 49 tuổi bị cúm, thì có tới 2.450 người chết, chiếm 0,02%.

Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo đây chỉ là những nhận định mang tính chất tương đối tại thời điểm ngắn hạn. Virus có thể tấn công bất cứ ai một khi hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, vẫn cần bảo vệ trẻ bằng cách tuân thủ các hướng dẫn phòng bệnh của Bộ Y tế.

Các mẹ hãy cho con rửa tay nhiều lần trong ngày, giữ ấm cơ thể và ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.

Tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các nhà khoa học đang giải mã đường lây của virus nCoV. Chỉ biết rằng virus này lây từ động vật có vú nhưng chưa biết là loại nào.

Thứ trưởng cho biết, về độ tuổi mắc Corona, hầu hết các độ tuổi mắc đều trên 30 tuổi, phụ nữ và trẻ em mắc ít hơn. Đến nay, chúng ta chưa xác định được tại sao lại vậy. Chúng ta không thể nói trẻ em khó lây nhiễm hơn người lớn và chúng ta chỉ ghi nhận có hiện tượng này. Ở Vũ Hán,Trung Quốc 80% các bệnh nhân bị mắc Corona là trên 60 tuổi trở lên; 75% các bệnh nhân đã có bệnh nền.

"Để phòng tránh Corona đối với trẻ em, phụ huynh cần thường xuyên rửa tay cho trẻ, hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người. Ngoài ra, người lớn cũng cần thường xuyên vệ sinh các bề mặt tại chính gia đình mình sinh sống", ông nói.

Phạm Giang/Theo NY Times, BI

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia lý giải vì sao trẻ em ít bị virus corona tấn công?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gợi ý 4 nhóm thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày rất cần đến sự có mặt đầy đủ của 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. Vậy 4 nhóm đó là gì, có vai trò ra sao đối với sức khỏe và nên bổ sung như thế nào, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin cần thiết.
Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người
Sau nhiều năm vắng bóng, cúm gia cầm xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Đặc biệt, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho căn bệnh này phát triển.
Từ 15/4, Hà Nội sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm toàn thành phố
Hà Nội thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành công tác An toàn thực phẩm có nhiệm vụ kiểm tra công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 tại 30 quận, huyện, thị xã.

Tin mới

Miền Đông Tây Ban Nha cháy rừng dữ dội
Ngày 15/4, giới chức Tây Ban Nha cho biết trong điều kiện nhiệt độ cao bất thường, một trận cháy rừng đã thiêu trụi 500 ha đất tại miền Đông nước này và buộc 180 người phải sơ tán.
Bài thơ: Tháng Tư...
Sao trời nỡ đem mưa về phố vắng//Để tháng Tư ướt đẫm những cung đường//Chân trần bước... đếm ngày trôi thầm lặng//Rẽ lối nào... sẽ gặp lại người thương?!