Thứ ba, 23/04/2024 20:26 (GMT+7)

Ngày thứ 7 liên tiếp Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới

MTĐT -  Thứ năm, 23/04/2020 07:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bản tin 6h00 ngày 23/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19.

Như vậy, tính từ sáng ngày 16/4 đến nay đã 1 tuần liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 ( tính riêng từ ngày 14/4 đến nay là bước sang ngày thứ 10, cả nước chỉ ghi nhận 3 ca mắc), số ca mắc hiện vẫn là 268.

Đánh giá về những tín hiệu tích cực trên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y té dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng: Trong hơn 6 ngày qua, Việt Nam không có ca mắc mới, đã khống chế được các ổ dịch. Tình hình các ca bệnh nhập cảnh hoặc lây lan đều đã được chống chế nhưng tình hình dịch nói chung vẫn còn phức tạp. Trên thế giới vẫn có nhiều người mắc bệnh, người chết vì COVID-19, nguy cơ bệnh xâm nhập Việt Nam là vẫn còn, kể cả các trường hợp qua đường mòn lối mở...

Người dân cả nước, nhất là các địa phương nguy cơ thấp, không nên chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

“Người dân vẫn cần tiếp tục thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Đó là: đeo khẩu trang; tránh giao tiếp quá gần; không tập trung đông người, trong đó đặc biệt lưu ý đối tượng người cao tuổi, người có bệnh lý mãn tính; không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết và thực hiện khai báo y tế”- PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.

Từ 0h hôm nay, Thủ tướng Chính phủ cho phép nới lỏng giãn cách xã hội trên cả nước, trừ một vài khu vực có nguy cơ cao ở Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh nhưng khuyến cáo nâng cao trách nhiệm chống dịch.

Hiện tại, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 68.081. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 369 ca, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 18.600 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 49.112 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế. Trong đó, 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, 4 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh, 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

3 bệnh nhân nặng đã ổn định

Các ca nặng gồm BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

BN19 thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

BN161 còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

BN91: Hiện bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt, thở máy, không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại là rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 3 ca, 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca.

Bạn đang đọc bài viết Ngày thứ 7 liên tiếp Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới