Thứ năm, 25/04/2024 04:14 (GMT+7)

Vì sao bệnh nhân không ho, không sốt vẫn nhiễm virus Corona?

MTĐT -  Chủ nhật, 09/02/2020 10:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Bộ Y tế, trường hợp thứ 13 dương tính với corona (nCoV) tại Việt Nam không hề có biểu hiện đặc trưng của người nhiễm virus này.

Theo Zing đưa tin, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc ngày 9/2 công bố thêm 89 ca tử vong vì virus corona tại Trung Quốc đại lục, và 2.656 ca nhiễm mới.

Theo con số mới công bố này, tổng số người tử vong vi virus corona tại Trung Quốc đại lục lên tới 811, số người nhiễm là 37.198.

Trong đó, số người tử vong trong dịch virus corona chủng mới ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, đã tăng thêm 81 ca, lên đến 780 người, trong khi số ca nhiễm ở tỉnh này hiện là 27.100, ủy ban y tế Hồ Bắc cho biết sáng 9/2.

Như vậy, cho tới nay, tổng cộng 813 người tử vong vì virus corona được ghi nhận trên toàn cầu, số ca nhiễm lên tới 37.552.

Còn tại Việt Nam tính đến nay đã có 13 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có 8 người mắc bệnh.

Trong đó, bệnh nhân là N.T.N, nữ, 29 tuổi, ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc không có biểu hiện bệnh, không sốt, không ho.

Ngày 3/2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm xác định nCoV mặc dù bệnh nhân N. không có biểu hiện triệu chứng gì. Kết quả mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR.

Trường hợp này đã khiến dư luận cũng như giới chuyên môn đặt ra câu hỏi, liệu thời gian ủ bệnh có phải 14 ngày như các hướng dẫn trước đây hay không, hay thời gian ủ bệnh kéo dài hơn, biểu hiện bệnh bao gồm ho và sốt đã đúng chưa.

Theo ĐSVN, liên quan đến vấn đề này, ngày 8/2, tại Hội nghị trực tuyến hướng dẫn điều trị bệnh viêm phổi do virus corona tới bệnh viện tuyến huyện do Bộ Y tế tổ chức đã được nhiều chuyên gia đưa ra thảo luận.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết đây là một chủng virus mới, như ở Trung Quốc nhiều tử vong, nhưng Việt Nam chỉ có một ca nặng (bệnh nhân 66 tuổi người Trung Quốc), còn lại đa số biểu hiện nhẹ, vì thế bệnh cảnh rất đa dạng, có người bệnh nặng, có người nhẹ, ít biểu hiện, có khi chỉ hơi mỏi mệt.

Có bệnh nhân biểu hiện bệnh rầm rộ, rõ nét nhưng có người lại nhẹ như bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi , bệnh nhân người Trung Quốc, trước đây có điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy) chỉ 2-3 ngày sau đã âm tính với virus.

"Những phát hiện này đều là rất mới với cả chúng tôi", PGS Khuê cho hay.

Theo đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phần lớn bệnh nhân nhiễm virus corona có biểu hiện nhẹ, trung niên và cao tuổi nguy cơ mắc bệnh hơn và ít ca bệnh được ghi nhận ở trẻ nhỏ.

Vị chuyên gia này cũng cho biết, theo nghiên cứu của WHO có nhiều người có thể mắc bệnh do virus corona mà không có biểu hiện. Do đó cần chú trọng ngăn lây qua tiếp xúc, giọt bắn. Nên đứng cách xa nguồn lây từ 1-2 m để tránh nguy cơ nhiễm và chú ý che miệng khi ho hắt hơi.

Còn theo chia sẻ của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), cần thận trọng khi xem xét vấn đề "người nhiễm corona thứ 13 ở Việt Nam không hề có triệu chứng".

Theo bác sĩ Khanh, có thể là do người này phát bệnh nhẹ, triệu chứng không rõ ràng. Còn một điểm bất thường cần được xem xét là người này có thực sự bị lây bệnh từ Trung Quốc hay không, bởi bệnh nhân từ Vũ Hán về Việt Nam từ ngày 17/1, đến ngày 3-2 mới lấy mẫu là đã quá 14 ngày.

Trong trường hợp bệnh nhân này có là người lành mang bệnh hay bị nhiễm bệnh mà triệu chứng không đáng kể, khó nhận ra, có khi lại là một tin tốt. Bởi lẽ, có thể virus mới này đang dần "lành" hơn, có thể trong tương lai trở thành một bệnh cảm lạnh thông thường như nhiều virus corona khác.

Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh vấn đề virus corona lây trong giai đoạn ủ bệnh" đang dần bị các chuyên gia thế giới phản bác.

Ông cũng phân tích thêm: Một căn bệnh do vi trùng hay virus gây ra thường trải qua 5 giai đoạn chính: Ủ bệnh (không lây lan bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng); tiền chứng (không rõ triệu chứng nhưng đã lây bệnh), khởi phát (bắt đầu sốt nhẹ, ho nhẹ); toàn phát (sốt nhiều, ho nhiều, khả năng phát tán virus nhiều) và hồi phục (hết dần triệu chứng và virus, sau đó hết bệnh).

Vì vậy, bệnh rất có thể lây trong giai đoạn "tiền chứng" 1-2 ngày chứ không phải lây giai đoạn ủ bệnh. Điều này cũng giống với các virus gây bệnh thủy đậu, rubella, quai bị…

Theo BS Khanh, nếu thực hiện tốt vệ giám sát cách ly dồng thời người bệnh có trách nhiệm với bản thân gia đình và cộng đồng thì dịch bệnh corona sẽ được kiểm soát tốt.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao bệnh nhân không ho, không sốt vẫn nhiễm virus Corona?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành