Thứ sáu, 29/03/2024 14:40 (GMT+7)

Vì sao bệnh nhân nhiễm Covid-19 âm tính rồi lại dương tính trở lại?

MTĐT -  Thứ sáu, 10/04/2020 15:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các chuyên gia y tế cho rằng, việc bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có thể cho kết quả âm tính, sau đó kiểm tra lại, lại cho kết quả dương tính là bình thường.

Vừa qua, thông tin bệnh nhân số 50 là nữ, 24 tuổi, ở TP Hạ Long, Quảng Ninh, đang điều trị tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh, có kết quả xét nghiệm hai lần âm tính vào ngày 26 và 28/3 rồi lại dương tính trở lại với vi rút SARS-CoV-2. Tuy nhiên, ngày 8/4 thì kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này lại là âm tính.

Bệnh nhân 149 (40 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội), là lao động tự do tại bang Hessen (Đức), đáp chuyến bay về Vân Đồn (Quảng Ninh).

Ngày 23/3, bệnh nhân đến Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN36 và được chuyển về khu cách ly tại thành phố Uông Bí. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện số 2 Quảng Ninh cách ly và điều trị.

Sau 13 ngày cách ly và điều trị, bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1, tuy nhiên đến ngày 8/4, kết quả xét nghiệm lại dương tính với Sars-Cov-2.

Đây là hai trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm diễn biến phức tạp, hiện hai bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại bệnh viện số 2 Quảng Ninh với sức khoẻ ổn định.

Việt Nam nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19. 

Lý giải hai trường hợp này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: “Việc xét nghiệm cho bệnh nhân mắc COVID-19 hôm nay âm tính, ngày mai dương tính là chuyện bình thường trong khi điều trị”.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, kết quả xét nghiệm âm tính là ở thời điểm xét nghiệm đó chứ không phải bệnh nhân đã âm tính hẳn với vi rút SARS-CoV-2. Và không phải lúc nào cũng tìm được vi rút trong người bệnh nhân, là do tuỳ theo tốc độ phát triển của vi rút.

Vì vậy, để có thể công bố khỏi bệnh, các bệnh nhân cần phải được xét nghiệm khẳng định 3 - 4 lần âm tính liên tục và hết hẳn triệu chứng bệnh. Đây cũng là lý do có nhiều ca bệnh đã điều trị dài ngày nhưng vẫn chưa được công bố khỏi bệnh.

Cũng cho ý kiến về những trường hợp này, TS.BS Phạm Quang Thái - Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho rằng việc một người xác định âm tính sau đó lại dương tính với virus SARS-CoV-2 trong thời gian dài điều trị là có thể xảy ra.

Đây không phải trường hợp đầu tiên bởi cả Trung Quốc và một số nước đều đã ghi nhận trường hợp như ca bệnh số 50. Có trường hợp đào thải virus rất dài. Đó cũng là lý do vì sao những người điều trị khỏi còn phải theo dõi tiếp 14 ngày.

Tình huống trên đã được nhìn nhận thấy và đặt vấn đề này lâu rồi. Thậm chí trên thực tế mẫu của bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 đã được lấy và cấy lại xem như thế nào. Cho đến nay mẫu cấy lại cho thấy những con virus cấy lại không mọc. Như vậy tạm yên tâm những người nhiễm virus không còn khả năng lây lan cho cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ mầm bệnh trong cộng đồng nên người dân cần tuyệt đối tuân thủ việc cách ly xã hội.

Khẳng định trường hợp của bệnh nhân số 50 là bình thường, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19 ở các nước cũng đã gặp nhiều trường hợp xuất hiện các lần xét nghiệm âm tính xen giữa quá trình điều trị. Đó là do khi bệnh nhân chưa điều trị xong, cơ thể chưa đào thải hết vi rút, nhất là khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vi rút này.

Cũng theo chuyên gia này, sau điều trị, vi rút đã bị suy yếu nên khả năng lây bệnh cho người khác sau giai đoạn tiếp tục cách ly 14 ngày sau điều trị là rất thấp. Tính đến nay cũng chưa có trường hợp nào lây từ người đã điều trị xong trở về cộng đồng được báo cáo.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao bệnh nhân nhiễm Covid-19 âm tính rồi lại dương tính trở lại?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.