Thứ năm, 25/04/2024 23:03 (GMT+7)

Stress - ảnh hưởng đến sức khỏe ngày càng nhiều trong dịch COVID-19

MTĐT -  Thứ sáu, 16/07/2021 14:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Stress (căng thẳng thần kinh) là phản ứng của cơ thể (bao gồm phản ứng tâm lý, sinh lý, hành động) của một cá nhân khi cố gắng thích nghi với những áp lực và sự thay đổi từ bên trong/ bên ngoài.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, cường độ học tập và làm việc cũng tăng lên đáng kể. Điều này làm tăng tỷ lệ stress, căng thẳng ở người trưởng thành và trẻ nhỏ. Mặc dù được xem là động lực để phát triển nhưng stress kéo dài, stress nặng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm lý và thể chất.

Nguồn: internet

Đặc biệt trong những ngày dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, mọi người dần phải thay đổi lối sống để thích nghi cùng đại dịch hoặc bị hạn chế nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, cũng như tâm lý.

Nguồn: internet

Các triệu chứng của stress, bao gồm:

- Dễ dàng mệt mỏi và thường rất khó dậy vào buổi sáng.

- Hay cáu giận.

- Khó ngủ: Nếu bạn thấy khó ngủ hoặc khó ngủ sâu giấc, điều này là dấu hiệu cho thấy bạn đang có quá nhiều suy nghĩ. Bạn thường thức dậy vài giờ trước khi chuông đồng hồ kêu và không thể ngủ lại được nữa. Những giấc mơ xấu, đặc biệt là giấc mơ về việc bạn đang cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ nhưng gặp nhiều trở ngại, là dấu hiệu điển hình của sự căng thẳng.

- Thèm ăn vặt: Khi mức độ căng thẳng tăng lên, chế độ ăn có thể bị đảo lộn và mức độ các cơn đói cũng bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao một số người không thể ăn khi căng thẳng trong khi nhiều người khác có xu hướng ăn quá nhiều, đặc biệt các đồ ăn vặt.

- Nhịp tim nhanh và tăng huyết áp: Đây cũng là cách cơ thể phản ứng với các căng thẳng liên quan đến cảm xúc và công việc. Điều này làm tăng nhịp tim và dẫn đến tăng huyết áp. Kết hợp với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Nguồn: internet

- Khó tập trung: Mặc dù triệu chứng này chỉ là tạm thời, nhưng ở một số người, khó duy trì sự tập trung do căng thẳng có thể làm giảm đáng kể hiệu suất công việc và học tập. Điều này lại khiến mức độ căng thẳng tăng thêm dẫn tới trầm cảm nặng nề hơn.

- Thường xuyên cảm cúm: Hormone cortisol có chức năng ức chế viêm nhiễm. Ở người stress mạn tính, hệ miễn dịch ít nhạy cảm với cortisol hơn, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm và cảm cúm.

- Rối loạn tiêu hóa: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy căng thẳng tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa mà không thuốc nào có thể trị được những cơn đau này.

- Thường xuyên đau đầu: Nhức đầu có thể đến từ nhiều nguyên nhân như huyết áp cao, viêm xoang, nằm sai tư thế khi ngủ... Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress quá mức cần để ý.

Một số biện pháp giúp giảm stress:

+ Tập thể dục: Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ, cũng như giúp ích cho tâm trạng. Một phần lý do có thể là do nó kích thích cơ thể giải phóng một số hormone như endorphin và endocannabinoids giúp ngăn chặn các cơn đau, cải thiện giấc ngủ và giúp an thần.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

+ Chế độ ăn khoa học: Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm tác động của stress, củng cố hệ thống miễn dịch, điều hòa tâm trạng và ổn định huyết áp. Lưu ý tránh những đồ ăn nhiều đường và chất béo, hạn chế đồ ăn vặt.

+ Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

+ Kiểm soát cảm xúc: Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,.... Một số hoạt động có thể giúp cơ thể thoải mái và hạn chế căng thẳng: Tập hít thở, yoga, thiền...

+ Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh

+ Châm cứu, massage

+ Sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi

+ Ngoài ra, có thể gặp các chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt.

Hãy điều chỉnh và lựa chọn những lối sống lành mạnh, thư giãn giúp bảo về được sức khoẻ của bản thân cả thề tinh thần và thể chất để có thể hướng tới cuộc sống tốt hơn./.

A Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Stress - ảnh hưởng đến sức khỏe ngày càng nhiều trong dịch COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.