Thứ bảy, 20/04/2024 11:39 (GMT+7)

Sức khoẻ người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19

MTĐT -  Thứ tư, 12/05/2021 14:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Số liệu thống kê, nghiên cứu cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn, bệnh cảnh nặng hơn, điều trị kéo dài, tăng chi phí và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Việc chủ động dự phòng đối với người cao tuổi là vô cùng quan trọng. Vì vậy, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng, chống dịch Covid-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng”. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở phối hợp y tế tuyến trên và chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương vừa thực hiện nhiệm vụ dự phòng lây nhiễm Covid-19 cho người cao tuổi vừa bảo đảm điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh.

Người cao tuổi mắc ít nhất hai bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), thoái hóa khớp, loãng xương...

Vì vậy, nếu người cao tuổi bị nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó chuyển biến nặng thêm khó điều trị, dẫn đến bệnh nặng, bệnh nhân rất dễ tử vong. Do đó, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là vô cùng cần thiết.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và giúp những người cao tuổi là:

Biện pháp cần:

Đeo khẩu trang, khi quý vị tương tác với người khác.

Hạn chế tối đa tương tác trực tiếp với người khác, đặc biệt là khi ở trong không gian trong nhà.

Duy trì khoảng cách giữa quý vị và những người khác (cách xa 6 feet, khoảng 2 sải tay).

Rửa tay thường xuyên. Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa tối thiểu 60% cồn.

Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.

Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay của quý vị. Sau đó hãy rửa tay.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật thường chạm vào.

Biện pháp lâu dài:

Người cao tuổi cần cung cấp chế độ dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu: Năng lượng, chất đạm, vitamin và chất khoáng để duy trì và đảm bảo cho các hoạt động bình thường của cơ thể và hệ thống miễn dịch.

Người cao tuổi thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể, cần uống đủ nước hàng ngày và thực hiện uống nước đúng cách, nên uống từ 1,2 – 1,8 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, không uống quá nhiều nước một lần, mà nên uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày để giữ cổ họng luôn ẩm, hạn chế sự bám dính của vi-rút sẽ xâm nhập vào cơ thể.

Theo dõi tình hình sức khỏe bản thân hằng ngày, bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân và nhân viên y tế. Cập nhật thông tin về dịch Covid-19 qua phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng, chống dịch, tránh hoang mang, lo lắng trước các thông tin chưa được kiểm chứng.

Người cao tuổi cần giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh. Khi lạc quan, hệ miễn dịch sẽ mạnh hơn, các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả đối với các vi rút hoặc vi trùng xâm nhập./.

A HẠ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sức khoẻ người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ