Thứ sáu, 26/04/2024 00:21 (GMT+7)

Thực phẩm thiên nhiên: Ngô có thể dùng phòng và trị bệnh?

MTĐT -  Thứ tư, 16/06/2021 16:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cây ngô (bắp) là cây lương thực quen thuộc với người Việt. Nó cũng là một cây thuốc quý có thể điều trị nhiều bệnh lý không phải ai cũng biết?

Ngô là một loại cây thân thảo cao khoảng 1,5 – 2,5 m. Thân dày, đặc, tương tự như thân tre, có đốt, các đốt cách nhau khoảng 20 – 30 cm. Lá to, dài, bản rộng, méo có nhiều lông thô ráp. Hoa đực có màu lục, tạo thành một bông dài tụ lại ngọn. Hoa cái tụ thành một bông to hình trụ ở nách lá và được bao bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy có dạng sợi, màu vàng, túm lại thành chùm, có thể dài tới 20 cm. Đầu nhụy màu nâu hoặc tím sẫm.

Quả ngô hình trứng, có nhiều hạt, xếp khít nhau tạo thành 8 – 10 dây hạt. Hạt cứng, bóng, nhiều màu sắc, tuy nhiên màu phổ biến là màu vàng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Ngô là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, carbs, vitamin và các loại khoáng chất: Calo: 177; Chất đạm: 5,4 gram; Carbs: 41 gram; Chất béo: 2,1 gram; Chất xơ: 4,6 gram; Magie: 11% DV; Vitamin C: 17% DV; Folate (vitamin B9): 19% DV; Kali: 10% DV; Thiamine (vitamin B1): 24% DV.

Với một bảng thành phần dinh dưỡng ấn tượng, hầu hết chúng ta có thể nhận được các lợi ích sức khỏe từ việc ăn ngô và bổ sung chúng vào thực đơn ăn uống của mình.

Có hai loại ngô vàng và trắng, loại màu vàng có lượng carotene (là tiền chất của vitamin A) rất cao

Ngô nếp (ngô trắng) thường được nhiều người lựa chọn tiêu thụ hơn bởi độ dẻo, mềm của hạt, cùng với hương vị vô cùng thơm ngon.

Ngô là một loại thực phẩm vô cùng đa năng, có thể kết hợp linh hoạt trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau.

Hiện nay, ngô được bán rộng rãi tại các cửa hàng tạp hoá và các phiên chợ nông sản ở cả dạng tươi, đóng hộp hoặc đông lạnh. Bạn có thể chế biến lõi ngô tươi bằng cách nướng hoặc luộc, sau đó thưởng thức cùng với một chút muối hoặc bơ tan chảy.

Phần hạt ngô có thể được thêm vào các món rau, súp, salad hoặc ăn kèm với bơ, dầu ô liu và một số gia vị khác. Các sản phẩm từ ngô khác, chẳng hạn như bột ngô hoặc hạt ngô khô, cũng có thể được sử dụng để làm bánh hoặc bỏng ngô để tạo thành các món ăn nhẹ tuyệt vời.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Ngô có một bộ phận đặc biệt rất tốt cho sức khoẻ, đó là râu ngô:

Theo y học hiện đại, râu ngô là một loại thuốc tự nhiên vô cùng "lợi hại", chúng chứa vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, vitamin PP, vitamin K, flavonoid, acid pantotheni... và các vi chất tự nhiên khác vô cùng cần thiết cho cơ thể, tốt hơn rất nhiều loại thuốc bổ.

Còn với Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh thận, bàng quang, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.

Cách dùng:

Râu ngô có thể dùng ở dạng pha, sắc nước uống hoặc chế thành cao loãng.

Mỗi ngày có thể sử dụng 10 – 20 gram Râu ngô. Khi dùng có thể sử dụng 10 gram rửa sạch cho vào 200 – 300ml nước đun và sử dụng dần.

Nếu chế thành cao loãng, có thể đóng vào lọ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê, trước bữa ăn.

Liều lượng sử dụng: Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 30 – 40 gram.

Một số lưu ý khi ăn ngô để đảm bảo sức khoẻ:

Người tỳ vị yếu nên thận trọng: các chế phẩm từ ngô khá cứng, khó tiêu hóa, những người tỳ vị hư yếu hoặc chức năng tiêu hóa kém nên thận trọng.

Không dùng kéo dài như lương thực chính: vitamin PP trong ngô là dạng kết hợp, phương pháp dùng thông thường không dễ phân giải, khiến cơ thể khó hấp thụ. Nếu không mất thêm công xử lý, dùng thực phẩm ngô lâu dài như lương thực chính dễ gây chứng chốc đầu (tức bệnh thiếu vitamin PP, thường biểu hiện như viêm da, tiêu chảy, đãng trí), nhưng khi luộc ngô cho thêm chút nước soda tự nhiên (natural soda water) có thể tránh được vấn đề này.

Một số dạng bệnh tránh ăn bỏng ngô: người âm hư hỏa vượng, tiểu đường, người vào thời kỳ hội chứng tiền mãn kinh không dùng bỏng ngô, vì tăng hỏa tổn âm.

Không dùng ngô biến chất: Ngô bị ẩm mốc biến chất sinh aflatoxin, có thể gây ung thư.

Mặc dù ngô rất tốt nhưng không phải vì vậy mà chúng ta nên ăn quá nhiều và không kiểm soát khối lượng. Hãy là người dùng thực phẩm thông thái để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh./.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thực phẩm thiên nhiên: Ngô có thể dùng phòng và trị bệnh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.