Thứ sáu, 19/04/2024 11:05 (GMT+7)

Thực phầm từ thiên nhiên: “Mướp đắng” và những điều cần biết

MTĐT -  Thứ hai, 26/10/2020 16:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mướp đắng là loại rau quả bổ dưỡng, nguyên liệu hoàn hảo cho các bài thuốc và món ăn thơm ngon, hữu ích. Nhưng cũng có những điều cần lưu ý nếu không muốn gây hại cho sức khoẻ của mình.

Mướp đắng hay khổ qua, là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, người ta còn dùng mướp đắng như một loại thực phẩm chức năng bồi bổ cho sức khỏe, hỗ trợ dự phòng một số bệnh không lây nhiễm.

Mướp đắng là loại cây như thế nào ?

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Mướp đắng là một loài cây leo hay mọc ở khu vực vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Cây mướp đắng có tên tiếng anh là bitter melon hoặc bitter gourd, thuộc họ bí đao.

Loại quả này có thân dây leo, lá có lông, hoa vàng, quả có bề mặt sần sùi, vị đắng nhất trong các loại rau quả. Cây mướp đắng được trồng bằng hạt có ở bên trong quả, khi quả chín thì hạt có màu đỏ.

Mướp đắng không dễ ăn, nhưng những người đã quen dùng thì đây là một món ăn rất ngon và mát. Khi ăn ta thấy có vị đắng, sau đó là vị ngọt khó quên. Mướp đắng có tác dụng bồi bổ cơ thể, đồng thời là một trong những loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả.

Quả mướp đắng khi còn xanh chứa 188mg vitamin C trong 100g phần ăn được. Nếu để mướp chín, hàm lượng này giảm còn một nửa. Nếu ăn sống thì mướp đắng có hàm lượng vitamin C cao, khi nấu chín sẽ mất đi 40% lượng vitamin C.

Hiện nay, trong tự nhiên có 2 loại mướp đắng với các công dụng và đặc điểm khác nhau:

Mướp đắng nhà: Mướp đắng (hay trong miền nam gọi là khổ qua) là loài thực vật nhỏ, thân dây leo bằng tua cuốn, có kích cỡ nhỏ với đường kính khoảng 3 – 6 mm, có cạnh. Lá cây mướp đắng có màu xanh lục và ở mặt dưới thường có màu nhạt hơn ở phía trên. Ngoài ra trên phiến lá thường được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ.

Mướp đắng rừng: (hay còn gọi là khổ qua rừng) cũng là loài thân dây leo, mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Đông Phi, Ấn độ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và Việt Nam.

Công dụng của mướp đắng tới sức khoẻ

Tốt cho người bị tiểu đường loại II: Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng quá trình chuyển hoá glucose. Bạn nên uống một ly nước mướp đắng ép mỗi ngày để có thể giúp cho cơ thể bạn nhận được những dưỡng chất cần thiết để phòng ngừa và chống lại bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu như bạn mắc phải các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc sốt thì nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi thận: Khi đối mặt với bệnh sỏi thận, bạn luôn phải gặp các cơn đau dữ dội, khó chịu. Trong mướp đắng có các thành phần giúp phá vỡ viên sỏi và hỗ trợ đào thải các độc tố qua đường nước tiểu. Bởi do mướp đắng có tác dụng làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu cùng với khả năng giảm đau do sỏi thận.

Giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể: Việc kiểm tra nồng độ cholesterol cần được chẩn đoán qua xét nghiệm máu. Trong quả mướp có chứa các dưỡng chất giúp giảm thiểu cholesterol trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Duy trì cho làn da tươi sáng: Với các tinh chất tự nhiên, không độc hại, nhẹ nhàng với da trong mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da, giúp điều trị các bệnh về da như mụn trứng cá, vảy nến, eczema.

Bổ dưỡng cho gan: Mướp đắng là loại rau quả rất thích hợp với những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón bởi do quả mướp đắng có công dụng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá, cải thiện chức năng của túi mật và làm giảm ứ dịch.

Khả năng tiêu hoá tinh bột hiệu quả: Đây là một trong những lợi ích quan trọng đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường. Khi hấp thụ vào trong cơ thể, tinh bột sẽ chuyển hoá thành đường, trong lúc đó mướp đắng sẽ giúp chuyển hoá đường. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ chuyển hoá tinh bột và giảm thiểu lượng mỡ tích tụ trong cơ thể.

Giúp cho xương chắc khoẻ và tăng cường hệ miễn dịch: Trong quả mướp đắng có chứa hàm lượng lớn Vitamin K, loại vitamin này đóng vai trò rất quan trọng đối với độ chắc khoẻ của xương cũng như hỗ trợ cho quá trình đông máu và kháng viêm.

Bên cạnh đó, mướp đắng còn giúp tăng cường cho hệ miễn dịch của cơ thể. Với các khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu giúp bạn ngăn ngừa các nguy cơ bị cảm lạnh cũng như giảm các nguy cơ bị dị ứng thực phẩm và các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản, chứng khó tiêu.

Dùng làm nước tắm cho trẻ sơ sinh: Theo kinh nghiệm xưa của ông bà ta để lại mướp đắng tươi có thành phần kháng thể chống lại virus, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong tế bào da. Từ xưa bố mẹ, ông và ta thường sử dụng khổ qua để tắm cho trẻ sơ sinh để giúp bé mát mẻ, kháng khuẩn, sạch da, từ đó không sẽ không còn tình trạng trẻ bị nổi rôm sảy. Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm qua bài viết về Cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng.

Hỗ trợ tốt cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai: Quả mướp đắng chứa hàm lượng lớn folate thiết yếu cho thai kì, giúp cho thai nhi tránh các khuyết tật về thần kinh. Cùng với đa dạng các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ bà bầu khỏi các chất độc hại.

Tuy vậy, các mẹ đang mang thai không nên ăn quá nhiều mướp đắng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dạ dày co giãn theo dạ con dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các mẹ có vấn đề về tử cung.

Những người không nên ăn mướp đắng và những lưu ý khi ăn

Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết: Khổ qua có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt, thế nhưng lại không có lợi cho tim mạch, vì vậy những người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn khổ qua, những người có huyết áp và đường huyết bình thường cũng không nên ăn quá nhiều.

Những người bị thiếu canxi: Axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Người bình thường trước khi ăn nên luộc khổ qua trước để loại bỏ phần nào vị đắng và axit oxalic, sẽ có lợi cho cơ thể hấp thu canxi trong thức ăn. Những người bị thiếu canxi thì nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn khổ qua.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng: Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Người mắc bệnh tiêu hóa: Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Người bị bệnh gan, thận: Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này. Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD: Đây là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn sau khi ăn mướp đắng.

Ngoài ra, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Người vừa phẫu thuật: Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Tuy là loại quả an toàn, song ở một số người bị huyết áp thấp, người mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn khổ qua vì những ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, còn có một số loại thực phẩm rất kỵ với khổ qua và khi ăn cùng nhau sẽ gây hại sức khỏe cho con người.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần lưu ý khổ qua rất kỵ với các thực phẩm sau đây:

Không kết hợp khổ qua với tôm: Khổ qua tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao tuy nhiên, khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh. Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.

Khổ qua kỵ trà xanh: Ăn bữa cơm xong uống trà là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, tuy nhiên đối với mướp đắng thì nếu uống ngay sau khi ăn thì sẽ gây tổn hại đến dạ dày. Các bạn có thể đợi một vài tiếng đồng hồ sau khi ăn rồi hãy uống trà.

Không ăn khổ qua với sườn heo chiên: Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.

Khổ qua với măng cụt kỵ nhau: Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.

Ăn mướp đắng khi đói làm cồn cào ruột gan: Từ lâu, trong Đông y, mướp đắng (khổ qua) vẫn được coi là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hoá. Song những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng, khi đói, nếu sử dụng mướp đắng/khổ qua liều cao sẽ gây ra hiệu ứng ngược, gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

Có thể gây nhiễm độc: Người ta đã chiết xuất ra từ hạt mướp đắng hai chất “đắng” là alpha và beta momorcharin (có bản chất là các glycoprotein). Hai chất này được chứng minh có độc với tế bào gan. Điều này càng trở nên nhạy cảm hơn với trẻ em, lứa tuổi mà gan chưa đủ khả năng thanh thải. Vì vậy, khi dùng mướp đắng phải nạo bỏ hết hạt bên trong. Những người đang bị đợt cấp của viêm gan virus, viêm gan do rượu, viêm gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mướp đắng liều cao.

Xin chân thành cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết phía sau.

A Hạ (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Thực phầm từ thiên nhiên: “Mướp đắng” và những điều cần biết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?