Thứ năm, 28/03/2024 17:01 (GMT+7)

Trứng nhiễm độc từ châu Âu lan tới châu Á

MTĐT -  Thứ hai, 14/08/2017 10:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 12/08/2017, người phụ trách Y tế Hồng Kông Trần Triệu Thủy (Sophia Chan) tuyên bố đang tăng cường rà soát lại toàn bộ số trứng nhập khẩu từ châu Âu sau khi phát hiện một số trứng nhiễm độc trên thị trường.Hồng Kông là khu vực đầu tiên tại châu Á bị phát hiện là có trứng bị nhiễm độc fipronil nhập từ châu Âu.

Trung tâm an toàn thực phẩm Hồng Kông (CFS) cho biết là ngày 11/08, họ tìm thấy hai mẫu trứng nhập từ Hà Lan vượt quá giới hạn fipronil cho phép.

Khi cơn hoảng sợ bắt đầu ở châu Âu, CFS đã kiểm tra các nhà bán lẻ lớn ở Hồng Công, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, gồm tăng cường kiểm tra trứng nhập từ Hà Lan, Đức và Bỉ.

Chuỗi siêu thị Hồng Công Parkn Shop hông báo "rất quan tâm" và cam kết "giữ liên lạc chặt chẽ và làm theo hướng dẫn" của CFS.Chuỗi siêu thị cạnh tranh Wellcome đi xa hơn khi tuyên bố hoàn tiền cho khách hàng đã mua trứng nhập từ Đức, Bỉ và Hà Lan.

Cuộc khủng hoảng trứng nhiễm độc tại Châu Âu như vậy đã lan rộng, với 17 quốc gia bị ảnh hưởng, trong đó có 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU).

Sau thông tin trứng nhiễm độc đã có mặt tại Hồng Kông, Bruxelles đã triệu tập các nước châu Âu có liên quan, và kêu gọi các bên ngừng đổ lỗi cho nhau.

Một cuộc họp giữa các bộ trưởng và đại diện các cơ quan an toàn thực phẩm từ tất cả các nước thuộc EU diễn ra càng sớm càng tốt. Ủy viên Y tế châu Âu Vytenis Andriukaitis cho biết, cuộc họp này có thể mở ra vào 26/09/2017.

          Tại châu Âu tiếp tục hứng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về an toàn thực phẩm khi vụ bê bối trứng nhiễm độc thuốc trừ sâu còn gọi là trứng “bẩn” bắt nguồn từ Hà Lan. Đây là đòn giáng mạnh vào ngành chăn nuôi của châu Âu vốn đã điêu đứng sau dịch cúm gia cầm bùng phát vào năm 2016.

Vụ bê bối trứng “bẩn” bắt nguồn từ Hà Lan tiếp tục lan rộng tại châu Âu khi ngày 10/8/2017, các nước Đan Mạch, Romania và Slovakia đều thông báo phát hiện số lượng lớn trứng nghi ngờ nhiễm thuốc trừ sâu độc hại.

Cơ quan Thực phẩm và Thú y Đan Mạch thông báo có 20 tấn trứng nhiễm thuốc trừ sâu Fipronil được bán tại thị trường nước này. Số trứng đã được luộc và bóc vỏ sẵn này do một công ty của Bỉ cung cấp và phần lớn được bán tới các quán cafe và các công ty cung cấp thực phẩm, không bày bán rộng rãi tại các cửa hàng bán lẻ của Đan Mạch. 

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm của Vương quốc Anh cũng cho biết khoảng 700.000 quả trứng gà liên quan đến bê bối nhiễm hóa chất Fipronil độc hại ở Hà Lan đã được phân phối tại Anh. Con số này cao hơn nhiều thông báo trước đó - chỉ là 21.000 quả. Số trứng “bẩn” vừa được thông báo trên tương đương 0,007% lượng trứng tiêu thụ tại quốc đảo này mỗi năm.

Trước đó, chính quyền Bỉ cho biết các xét nghiệm đã phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu Fipronil trong một số mẫu trứng nhưng đồng thời khẳng định không có quả trứng “bẩn” nào được bày bán trong siêu thị ở Bỉ.

Bộ Nông nghiệp Pháp cũng xác nhận 13 lô trứng có chứa thuốc trừ sâu Fipronil của Hà Lan đã được chuyển đến hai nhà máy ở miền Tây-Trung nước Pháp trong khoảng thời gian từ 11 đến 26/7. Trong khi đó, theo các nhà chức trách

Đức, khoảng 3 triệu quả trứng “bẩn” đã được nhập khẩu vào Đức và hầu hết đã được bán trong những tuần qua.

Vụ bê bối “trứng bẩn” bị phanh phui ngày 28/7 vừa qua tại Hà Lan sau khi cơ quan chức năng nước này phát hiện dư lượng cao thuốc trừ sâu Fipronil do Công ty BASF của Đức sản xuất, trong các mẫu kiểm tra phân, máu và trứng gà. Hóa chất trên được một công ty của Hà Lan là Chickfriend đưa vào sử dụng tại các trang trại gia cầm nhằm tiêu diệt bọ đỏ ký sinh trên gà. Cho tới nay, vụ bê bối trứng “bẩn” đã ảnh hưởng tới 17 quốc gia châu Âu, với hàng triệu quả trứng được thu hồi. 

Các chuyên gia ước tính thiệt hại tài chính của vụ bê bối trứng “bẩn” này có thể lên tới hàng trăm triệu euro và sẽ để lại những hậu quả nặng nề đối với ngành chăn nuôi gia cầm và các thị trường nông sản tại châu Âu - vốn chỉ mới đang trên đà hồi phục sau những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm năm 2016. Đặc biệt, đây là một cú sốc mới đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm ở Hà Lan sau vụ tiêu hủy 190.000 con vịt hồi tháng 11/2016.

Nhằm đối phó với vụ bê bối trứng “bẩn” đang ngày càng lan rộng, các nước châu Âu đã nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Ngày 9/8 Cơ quan An toàn thực phẩm của Bỉ (AFSCA) đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ bê bối trứng “bẩn” này. Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp Pháp cũng đã ban hành quyết định thanh tra toàn bộ các nhà máy chế biến, sản xuất sản phẩm từ trứng trên cả nước. Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Stephane Travert bày tỏ hi vọng Pháp và các nước đối tác châu Âu sẽ có sự trao đổi thông tin thường xuyên để minh bạch trong các báo cáo.Bộ Nông nghiệp Đức khuyến cáo người tiêu dùng nên kiểm tra trứng đã mua bằng cách đối chiếu với danh sách các công ty cung ứng trong diện nghi vấn được đăng tải trên mạng internet.

Ngày 10/8, các nhà điều tra Hà Lan đã bắt giữ hai đối tượng liên quan đến bê bối trứng gà châu Âu nhiễm hóa chất Fipronil. Người phát ngôn cơ quan công tố Hà Lan Marieke van der Molen cho biết hai đối tượng bị bắt giữ là người quản lý của công ty bị cáo buộc sử dụng hóa chất Fipronil trong các trang trại gia cầm. Việc bắt giữ diễn ra trong các cuộc đột kích phối hợp với chính quyền Bỉ tại 8 địa điểm trên khắp Hà Lan, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan cảnh sát và tư pháp châu Âu là Europol và Eurojust.


Theo SKMT

Bạn đang đọc bài viết Trứng nhiễm độc từ châu Âu lan tới châu Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.