Thứ năm, 25/04/2024 18:00 (GMT+7)

Vị thuốc từ thiên nhiên: La hán quả có những công dụng gì?

MTĐT -  Thứ năm, 12/11/2020 11:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong Đông y quả La Hán được ví như “dược liệu thần” trong điều trị bệnh. Vậy thực hư công dụng có loại quả này như thế nào?

Dàn cây quả la hán. Nguồn: Internet

La Hán Quả là gì?

Tên La Hán quả bắt nguồn từ Trung Quốc, khi võ thuật phát triển mạnh mẽ vào thời Đường. Vào thời này các môn phái võ thuật mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là thiếu lâm tự ở phía Nam Trung Quốc. Theo sử sách ghi lại các vị đại sư thường sử dụng loại quả này để làm nước uống. Từ đó tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và có thể kéo dài tuổi thọ.

Tên gọi khác: La Hán, Giả khổ qua, Quang quả mộc miết.

Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle, họ Bầu bí (Cucirbitaceae).

Bộ phận dùng: Quả của cây La Hán sau khi phơi khô

Phân bố: Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Thu hái: Quả La Hán được thu hái vào tháng 9 – 10 hàng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần.

Loại cây này được trồng lấy quả sau đó chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt. Cây La Hán trồng nhiều tại Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hàng năm nơi đây có thể thu hoạch đến 10.000 quả mỗi năm. Tại Việt Nam thì La Hán Quả được sử dụng nhiều trong y học.

Đặc điểm của quả La Hán:

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Quả La Hán: Là loại quả có hình tròn, đường kính từ 5-8cm, lúc còn tươi quả có màu xanh lục. Khi già sẽ được phơi khô, sấy và có màu nâu vàng, nâu sẫm, vỏ bên ngoài bóng láng, ít lông nhung. Thịt quả mọng, chứa nhiều hạt. Vỏ quả giòn dễ vỡ, mặt trong quả màu trắng ngà, xốp nhẹ. Khi bóc vỏ bên ngoài sẽ thấy rõ 10 vân sợi chạy dọc xuống. Hạt quả La Hán bẹt, hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, màu nâu, vị ngọt.

Trong thịt quả la hán có chứa một nhóm glycosides loại tecpen, gọi chung là mogrosides, chiếm khoảng 1% phần thịt của quả. Mogrosides là chất tạo ra vị ngọt.

Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và chế biến thành một chất bột có thể chứa ít nhất 80% mogrosides. Hỗn hợp mogrosides trong quả la hán cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía (tính theo trọng lượng). Như thế, bột chiết 80 % sẽ ngọt gấp 250 lần so với đường mía. Mogroside nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần so với đường mía.

Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng. Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đàm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo…

Tác dụng của La Hán quả với sức khoẻ:

Dược thiện lợi phế, trị ho:

Quả La Hán chữa viêm họng, ho cực nhạy. Nguồn: 1001caythuoc.com

Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cắt miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lơn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được.

Công dụng: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hoả, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản...

Quả la hán chữa tiểu đường và béo phì:

Vị ngọt tự nhiên của quả La Hán là một trong những thức uống an toàn dành cho người tiểu đường. Không chỉ vậy, người Trung Quốc con dùng quả này để trị tiểu đường. Quả La Hán giúp hạ đường huyết, kích thích tụy tăng tiết insulin, có tác dụng như một thuốc trị tiểu đường tự nhiên vậy.

Người bị bệnh tiểu đường, béo phì cần có một chế độ ăn kiêng khem tuyệt đối với đường, đồ ngọt. Đường có thể khiến tình trạng bệnh của bạn thêm nghiêm trọng và khiến cân nặng khó kiểm soát. Tuy nhiên trong La Hán có chứa đường tự nhiên, ít calo, không làm tăng lượng đường trong máu của người bị tiểu đường.

Quả la hán chữa chứng viêm thanh quản (mất tiếng):

La hán 1 quả, thái miếng sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc uống dần mỗi lần một ít.

Người bị viêm thanh quản muốn nhanh khôi phục tiếng nói cần sử dụng quả la hán và các thuốc tân dược tiêu viêm để đạt hiệu qủa cao. Nếu không muốn dung tân dược, có thể sử dụng chanh muối hoặc chanh đào mật ong đều được

Quả la hán giúp thanh nhiệt, giải độc, chứa táo bón:

Trà la hán quả thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp: La hán làm sạch, bỏ lông sau đó hãm với nước sôi. Ủ 20 phút cho la hán tiết chất ngọt và hoạt chất. Dùng để uống hàng ngày

Nước la hán quả mật ong chữa táo bón: Dùng la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

Quả la hán thanh nhiệt giải độc, trị cảm nóng và khát: Lấy một quả la hán bổ đôi quậy đều trong nước sôi uống thay trà.

La hán quả chữa mất ngủ:

La hán quả rất tốt cho những người mất ngủ kinh niên, mất ngủ vô căn do dược liệu này giúp an dịu thần kinh.

Quả la hán rửa sạch, bổ đôi hoặc 4, đun sôi với nước. Để nguội uống hàng ngày thay trà. Có thể sử dụng thêm 1 số loại dược liệu như tam thất và bạch quả sắc chung với la hán quả để uống giúp tăng hiệu quả an thần, ổn định huyết áp.

Lưu ý khi sử dụng quả la hán

Quả la hán sấy khô vỏ màu nâu, bên trong xốp nhẹ có xơ. Nguồn: eva.vn

Quả la hán có nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên uống. Những người sau cần chú ý khi sử dụng quả la hán chữa bệnh.

Người có thể tạng hàn (còn gọi là dương hư, hư hàn) với biểu hiện: sợ lạnh, da tái nhợt, đi ngoài phân lòng, rêu lưỡi trắng, chân tay lạnh không nên dùng quả la hán.

Bên cạnh những lợi ích tốt mà loại quả này đem lại cho sức khỏe thì bạn cũng nên hết sức cẩn trọng khi dùng loại dược liệu này. Những đối tượng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại quả này: Phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai, trẻ em, người mẫn cảm với các thành phần của La Hán./.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Vị thuốc từ thiên nhiên: La hán quả có những công dụng gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.