Thứ năm, 25/04/2024 18:42 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí kéo dài ở Hà Nội có thể gây ung thư

MTĐT -  Thứ tư, 18/12/2019 14:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, nhiều người lo ngại ô nhiễm kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, thậm chí là gây ung thư.

Những ngày qua, không khí Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Các chuyên gia cho rằng, đây có thể là đợt ô nhiễm không khí "khủng khiếp" nhất tại Hà Nội từ trước đến nay. Bởi chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn hiển thị 3 màu cơ bản: Da cam, đỏ và tím.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, nhiều người lo ngại ô nhiễm kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, thậm chí là gây ung thư.

Theo vov, lý giải về khả năng bụi mịn trong không khí có khả năng gây ung thư, BS. Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi trung ương (BV Phổi TW) cho biết, bụi cũng có nhiều thành phần, trong đó có vô cơ, hữu cơ và thậm chí là bụi vi sinh vật. Bụi có kích thước dưới 50 micromet là bụi hô hấp và có thể xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, hệ thống cơ thể có thể ngăn chặn và loại trừ những “dị vật” xâm nhập. Với những hạt bụi kích thước nhỏ như PM2,5 và bụi mịn (dưới 1 micromet) có thể vượt qua hàng rào bảo vệ và xâm nhập thẳng vào cơ thể, đi vào máu và các cơ quan.

“Tùy tình huống và tính chất của bụi có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Bụi càng độc hại càng dễ gây bệnh. Bụi kích thước càng nhỏ càng hay bụi vi sinh vật càng dễ gây bệnh. Vậy, bụi có thể gây ung thư hay không? Các chất gây ung thư thường là các chất hữu cơ. Nếu bụi xuất phát từ các chất hữu cơ mà có thể xâm nhập vào cơ thể, với một nồng độ nhất định và có thời gian tương tác với cơ thể, có thể gây đột biến tế bào thì có khả năng gây ung thư”, BS. Hồng nói.

Theo BS. Hồng, tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài tại các đô thị lớn do khói bụi, xây dựng, xe cộ đông đúc, thời tiết… có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đặc biệt người có hệ miễn dịch kém hoặc chưa phát triển hoàn toàn như người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, thì nên lưu ý tình trạng ô nhiễm này.

“Khi dải quan trắc môi trường vượt ngưỡng báo động, thì những nhóm người này không nên ra khỏi nhà nếu không có việc cần thiết và luôn phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp. Những bệnh cần cảnh giác cao với tình trạng ô nhiễm không khí là các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mãn tính, hen ở trẻ em, tim mạch và tiểu đường, vì bệnh đều có thể tăng nặng, với thời gian điều trị kéo dài và chi phí y tế tăng cao, đặc biệt là bệnh phổi mãn tính. Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng sẽ là một trong những yếu tố làm tăng nặng bệnh. Cơ thể con người có thể có nhiều biến động để đề kháng lại bụi xâm nhập, dẫn đến bệnh tăng năng. Đây là yếu tố bất lợi cho người bệnh”, BS. Hồng khuyến cáo.

Bụi kích thước càng nhỏ càng hay bụi vi sinh vật càng dễ gây bệnh.

Trong khi đó, trao đổi với VTCNews, tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường - Phòng sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, bụi mịn hầu hết được sinh ra từ khí thải giao thông như: xe máy, ô tô, xe buýt hay từ các loại máy móc nơi công trường xây dựng.

Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên, bầu trời như mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này cũng tương tự như khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc sương mù.

"Độ ẩm tăng lên, không khí ô nhiễm, những hạt bụi siêu mịn sẽ càng dễ dàng vào sâu, đi thẳng vào mô, phế nang phổi và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý về hô hấp rất nguy hiểm", tiến sĩ Cường nói.

Trước đó, lo ngại về tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài tại Hà Nội, Bộ Y tế đã ra khuyến cáo để người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt) khi ra ngoài đường;

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường và buổi tối trước khi đi ngủ; hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm;

Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống, nên trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí;

Đặc biệt, hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas.

Ngoài ra, đối với người có bệnh về hô hấp, tim mạch… thì cần thực hiện các biện pháp dự phòng nghiêm ngặt hơn là tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí kéo dài ở Hà Nội có thể gây ung thư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.