Thứ sáu, 29/03/2024 22:48 (GMT+7)

Tính an toàn của hợp chất công nghệ hướng đích vào curcumin

Thùy Dung -  Thứ bảy, 01/06/2019 08:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội thảo “Báo cáo tính hiệu quả và an toàn của công nghệ hướng đích ứng dụng trong bệnh viêm loét dạ dày” nằm trong chuỗi hoạt động kết nối Cung - Cầu KH&CN, nhằm quảng bá các kết quả nghiên cứu.

Chiều 31/5, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo tính hiệu quả và an toàn của công nghệ hướng đích ứng dụng trong bệnh viêm loét dạ dày”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động kết nối Cung - Cầu khoa học và công nghệ của ĐHQGHN, nhằm quảng bá đến xã hội các kết quả nghiên cứu.

Công nghệ hướng đích là một công nghệ cao của nghiên cứu và phát triển thuốc. Khái niệm này được biết đến nhiều trong điều trị ung thư đã mở ra kỷ nguyên liệu pháp nhắm trúng đích. Đặc biệt, công nghệ hướng đích ứng dụng vào bệnh lý viêm loét dạ dày đã được các nhà khoa học của ĐHQGHN và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố vào năm 2018, đã đánh dấu bước đột phá của nền y dược học Việt Nam, khi lần đầu tiên Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ hướng tích và hợp chất thiên nhiên Curcumin và bệnh lý viêm, loét dạ dày mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân mắc căn bệnh này.

PGS.TS Phạm Hữu Lý, nguyên Phó Chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam.

Ông Vương Quốc Thắng, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - ĐHQGHN cho rằng: "Công nghệ hướng đích được ứng dụng thành công vào Curcumin đã tạo ra một bước đột phá trong việc hỗ trợ bệnh lý Viêm loét dạ dày trong ngành Y Dược học của Việt Nam. Với việc nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ hướng đích vào curcumin giúp cho curcumin hướng đích giải quyết được hai vấn đề lớn nhất của curcumin là sinh khả dụng và độ đặc hiệu trên bệnh lý viêm loét dạ dày”.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc ĐHQGHN phát biểu chào mừng tại Hội thảo.

Đồng thời, các báo cáo cũng chứng minh: Việc sử dụng axit folic để làm chất dẫn đường là hoàn toàn không gây độc hại cho cơ thể, do axit folic được liên kết với polymer trong vật liệu dẫn đường và không có dự tính. Khi tiến hành đo hàm lượng axit folic trong máu theo thời gian cũng không phát hiện thấy. Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định axit folic trong Curcumin hướng đích chỉ có tác dụng dẫn đường, không có tác dụng dược lý vì vậy người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.

TS.Phạm Thị Thu Hường, Phóng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

Bên cạnh đó, ông Vương Quốc Thắng còn cho rằng, Việt Nam có tiềm năng dược liệu to lớn với hơn 5.100 loài thực vật và nấm cùng tri thức sử dụng dược liệu của 54 dân tộc anh em rất phong phú. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước xác định đường lối chung của phát triển y tế là kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền để chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

TS.Lê Thị Thu Hường, Trưởng nhóm nghiên cứu thiết kế và phát triển thuốc mới VSL Giảng viên Khoa Y Dược, ĐHQGHN.

Được biết, công nghệ Curcumin hướng đích do các nhà khoa học của ĐHQGHN nghiên cứu đã được Công ty cổ phần Elepharma ứng dụng duy nhất vào sản phẩm sủi curcumin hướng đích Scurma Fizzy, sau hơn 1 năm lưu hành trên thị trường đã được hàng trăm nghìn bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược sử dụng phản hồi hiệu quả rất tốt.

Bạn đang đọc bài viết Tính an toàn của hợp chất công nghệ hướng đích vào curcumin. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới