Thứ bảy, 20/04/2024 19:44 (GMT+7)

Tác động của hoạt động xây dựng cơ bản đến tài nguyên khoáng sản và những vấn đề đặt ra đối với cơ quan chức năng

MTĐT -  Thứ bảy, 12/08/2017 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xây dựng cơ bản là xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thật, hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù riêng đó là lợi nhuận của nó phục vụ cho mọi người , mọi ngành trong xã hội , nguồn vốn đấu tư lớn cần có sự đầu tư của nhà nước. Các hoạt động xây dựng cơ bản như : xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi thủy điện, cầu cảng, xây dựng nhà cửa, công sở, nhà máy phục vụ sản xuất phát triển kinh tế; các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa công viên rạp chiếu ...phục vụ phát triển của xã hội.

Hiện nay, xây dựng cơ bản ở Việt Nam vẫn xác định là một trong các ngành kinh tế chủ chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nó tạo ra các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho sự phát triển. Xây dựng cơ bản cũng là một trong những ngành kinh tế khai thác, sử dụng rất nhiều tài nguyên, bao gồm tài nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi; tài nguyên có thể tái tạo được như: thực vật (khai thác gỗ của rừng), tài nguyên nước, và tiêu thụ năng lượng điện rất lớn.

Theo các định luật bảo toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng thì sẽ tác động đến tài nguyên nhiều và thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường và do đó trách nhiệm và vai trò của ngành đó trong sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia càng lớn.

Các giai đoạn chính trong hoạt động xây dựng cơ bản như: giai đoạn khảo sát, di dời, giải tỏa mặt bằng; giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn đưa vào hoạt động sử dụng. Qua nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau được chia làm ba nhóm chính.

Nhóm khoáng sản năng lượng gồm có: dầu khí, than khoáng, urani và địa nhiệt; Nhóm khoáng sản kim loại Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin, tantal-niobi v.v...

Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, titan, wolfram, crôm v.v.Nhóm khoáng chất công nghiệp như: apatit, phosphorit, baryt, fluorit, pyrit, serpentin, than bùn, sét gốm sứ, magnesit, dolomit, felspat, kaolin, pyrophylit, quartzit, cát thuỷ tinh, disthen, silimanit, sét dẻo chịu lửa, diatomit, graphit, talc, atbest, muscovit, vermiculit, bentonit, thạch anh tinh thể; … Nhóm vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong. Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thác phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Bàn về các tác động của hoạt động xây dựng cơ bản đến tài nguyên khoáng sản và quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, trước hết cần tập trung vào một số loại tài nguyên khoáng sản và hoạt động chính của ngành xây dựng cơ bản sau đây:

Tác động của hoạt động xây dựng cơ bản đến tài nguyên khoáng sản đối với hoạt động sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng.

Sản xuất vật liệu như sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói nung, gốm sứ xây dựng.., là một trong các hoạt động sản xuất công nghiệp cần nhu cầu khoáng sản xây dựng nhiều nhất nhưng Từ năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất VLXD đang phải gồng mình đối mặt với rất nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu, hoặc có mỏ nguyên liệu nhưng thành phần chất không đủ đặc biệt là sản xuất xi măng qua khảo sát cho thấy tổng số mỏ làm nguyên liệu sản xuất VLXD trên cả nước hiện nay chỉ còn như sau: Cao lanh 378 mỏ, Fenspat 85 mỏ, cát trắng 85 mỏ, Đôlômit 82 mỏ, đá vôi 351 mỏ, đá ốp lát 410 mỏ trong khi đó nhu cầu tăng gấp đôi do vậy hiện nay Việt Nam vẫn đang phải nhập. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc khai thác, chế biến nguyên liệu chưa theo kịp sự phát triển của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong nước. Cùng với đó, việc khảo sát nguyên liệu còn khó khăn, tình trạng manh mún tự phát hoạt động khai thác, sản xuất còn phân tán nhiều tỉnh thành làm thất thoát tài nguyên.Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng còn nhiều bất cập chưa đi vào nề nếp.

Một số nơi việc khai thác, chế biến diễn ra tràn lan, không có giấy phép hoạt động, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tác động xấu đến môi trường, gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản. Một số mỏ khai thác có bộ máy nhân sự chưa đủ điều kiện năng lực dẫn đến kém hiệu quả trong hoạt động điều hành khai thác.

Bên cạnh đó, Trong công tác nổ mìn khai thác nguyên liệu sản xuất xi măng, một số đơn vị đã áp dụng nổ mìn bằng kíp vi sai phi điện. Với phương pháp này đảm bảo nổ triệt để với số lượng lỗ mìn lớn và thuận lợi sử dụng khai thác vật liệu.

Tuy nhiên, loại kíp mìn này có khả năng công phá cao, không thể sử dụng được trong các mỏ có khí và bụi nổ rộng gây ô nhiễm không khí và nguy hiểm cho người khai thác và phá hủy tài nguyên thiên nhiên.

Tác động của hoạt động xây dựng cơ bản đến tài nguyên khoáng sản đối với hoạt động quy hoạch, thiết kế, khảo sát, di dời, giải tỏa mặt bằng;

Các hoạt động thiết kế quy hoạch vùng đô thị và nông thôn, quy hoạch các khu kinh tế và khu công nghiệp trong xây dựng cơ bản có vai trò quyết định và tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng môi trường các đô thị, các khu công nghiệp và nông thôn.

Rất nhiều vấn đề tồn tại, bức xúc về môi trường đô thị và công nghiệp hiện nay đều có nguyên nhân bắt nguồn từ các giải pháp quy hoạch không phù hợp. Tình hình ô nhiễm môi trường nước, không khí, ô nhiễm chất thải rắn và tình trạng úng ngập trầm trọng khi mưa lớn ở nhiều đô thị nước ta hiện nay đều có nguyên nhân trực tiếp từ công tác thiết kế quy hoạch, tình hình lấn chiếm vùng khoáng sản làm khu du lịch hoặc các hoạt động thăm dò xây dựng khu công nghiệp, hoạt động thăm dò khai thác trái phép khoán sản diễn ra nhiều nơi, công tác quản lý xây dựng, quản lý đô thị yếu kém của nước ta.

TP.HCM đầu tư 300 triệu USD để xây dựng nhà máy nước thải kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Ảnh: BXD

Các sai lầm, thiếu sót của quy hoạch về mặt bảo vệ môi trường có thể sửa chữa điều chỉnh được nhưng rất tốn kém, hoặc không thể sửa chữa, điều chỉnh được về thất thoát, ô nhiễm tài nguyên.

Quy hoạch xây dựng đô thị vừa phải đáp ứng yêu cầu phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên và môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Tuy vậy, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn của nước ta hiện nay vẫn chưa theo kịp với xu thế hiện đại hoá công tác xây dựng quy hoạch của thế giới, đó là theo phương pháp tiếp cận sinh thái môi trường, lồng ghép xem xét các vấn đề môi trường trong suốt quá trình làm quy hoạch xây dựng đô thị, tiến hành đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với quy hoạch đô thị, công khai và tham vấn cộng đồng có liên quan trong quá trình quy hoạch...

Tác động của hoạt động xây dựng cơ bản đến tài nguyên khoáng sản đối với hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư xây dựng bất cứ một công trình xây dựng nào (công trình dân dụng, công trình công cộng, công trình dịch vụ hay công trình sản xuất) đều nảy sinh các tác động tiêu cực đối với tài nguyên và môi trường.đặc biệt trong giai đoạn thi công công trình có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, đặc biệt là đối với nguồn nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày nay, nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước ngọt ngày càng trầm trọng, do vậy cần phải áp dụng các biện pháp tái sử dụng thải, sử dụng tuần hoàn nước và tận dung nguồn nước mưa trong công trình xây dựng.

Thời gian qua, các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD), công trình giao thông và nhà ở tăng; kéo theo hoạt động khai thác khoáng sản (đất, đá, cát, sỏi, …) để cung cấp cho các công trình, dự án gia tăng.

                   Một góc Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh Zing

Bên cạnh những tổ chức, cá nhân (gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản chưa thực hiện nghiêm túc việc khai báo và kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ liên quan, còn không ít doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện, gây thất thu cho ngân sách nhà nước

Tác động của hoạt động xây dựng cơ bản đến tài nguyên khoáng sản đối với hoạt động sử dụng công trình xây dựng

Chúng ta đều biết, công trình xây dựng luôn tiêu thụ vật liệu và năng lượng rất lớn.Theo số liệu tổng kết của nhiều nước trên thế giới thì tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của công trình xây dựng trong đô thị thường chiếm tới 40-70% tổng lượng tiêu thụ của toàn thành phố. Nhu cầu năng lượng cung cấp cho các công trình xây dựng sử dụng ngày càng tăng như điện, gas, nước đều tác động đến nguồn tài nguyên như than đá cho sản xuất nhiệt điện hay khí gas từ khai thác dầu mỏ…

Bên cạnh đó, các công trình xây dựng tiêu thụ càng nhiều vật liệu và năng lượng thì sẽ dẫn đến lượng phát thải “khí nhà kính”: càng lớn và gây ra biến đổi khí hậu.

Vì vậy, ở rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn thiết kế, xây dựng các “công trình xanh”. Bốn tiêu chí về công trình xanh là: (1) Tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, (2) Tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu xây dựng, (3) Tiết kiệm và tái sử dụng nguồn nước, (4) Bảo tồn sinh thái và môi trường đất.

Sử dụng năng lượng hiệu quả tại các công trình đang là vấn đề nóng được quan tâm trong những năm trở lại đây nhất là trong điều kiện nguồn điện cung cấp bị thiếu hụt và giá điện liên tục tăng cao.

Tuy nhiên, việc tiết kiệm năng lượng (TKNL) hiện tại chưa phổ biến ở nước ta nhưng bước đầu đã có sự quan tâm và hiệu quả về TKNL đã được khẳng định tại một số dự án, tòa nhà.Không chỉ giải bài toán về tiết kiệm tài chính mà còn là nhân tố quan trọng giúp chủ đầu tư nâng cao chất lượng tuyên truyền quảng bá hình ảnh công trình cũng như thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội trong bảo vệ môi trường.

Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường cho xây dựng cơ bản

Thứ nhất: Cần cơ chế quản lý tốt đối với hoạt động khai thác sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng Để khắc phục tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường cần phải có cơ chế quản lý trong khai thác nguyên liệu sản xuất vật liệu, trong công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, cần nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới hướng tới sự phát triển bền vững, tăng cường nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường và giảm sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, như: tận dụng bụi thải công nghiệp cho sản xuất xi măng, sản xuất gạch, sử dụng than cám, than bùn trong sản xuất nhiệt điện, hay sản xuất gạy bằng rác thải rắn…bên cạnh đó cần thay đổi công nghệ máy móc, cách thức khai thác hầm, lò lấy nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng…

Đây là một chủ trương rất đúng đắn cần kiên quyết thực hiện triệt để. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành gây ra sự suy thoái và phá hoại cảnh quan thiên nhiên nhiều nhất

Thứ hai: Tăng cường quản lý đối với các thiết kế quy hoạch, thi công xây dựng đô thị và nông thôn, các khu kinh tế và các khu công nghiệp, giao thông Quy hoạch xây dựng đô thị vừa phải đáp ứng yêu cầu phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: hệ thống cấp nước, hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải; hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chát thải rắn; hệ thống giao thông đô thị; hệ thống cây xanh đô thị Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư các dự án, các công trình xây dựng (kể cả xây dựng cơ sở SXKD, trụ sở làm việc, công trình công cộng, nhà ở, …) phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ, quy chế phối hợp trong việc cấp phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân tỉnh để các cơ quan chức năng quản lý được các hoạt động xây dựng và thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị thi công.

Trong thực hiện quan trắc, giám sát môi trường trong giai đoạn thi công: đã được thực hiện và báo cáo theo nội dung được phê duyệt của báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường; Áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, có năng suất cao, rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình vào khai thác. Sử dụng vật liệu phù hợp với khí hậu nhiệt đới và thân thiện với môi trường. Áp dụng các vật liệu và công nghệ thi công mới sử dụng trong xây dựng, quản lý, bảo trì công trình đường bộ thay thế cho các công nghệ cũ lạc hậu tốn nhiều nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường

Thứ ba: Sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm tại các công trình xây dựng cơ bản và nâng cao công tác quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại Giải pháp cho hệ thống năng lượng là quản lý kỹ thuật tốt, chủ đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng bóng tiết kiệm điện, hệ thống điều hòa trung tâm có điều tần cho bơm nước làm mát, lắp đặt thiết bị điều khiển nhiệt độ kỹ thuật số trung tâm khiến cho nhiệt độ ở mọi vị trí trong tòa nhà được cài đặt và hiệu chỉnh chính xác, nhanh chóng từ trung tâm điều khiển cho vừa đủ nhu cầu thay đổi theo thời tiết và thời gian trong ngày.

Ngoài ra việc sử dụng van giảm áp trên trục chính và trước thiết bị để tiết kiệm nước và xây dựng quy chế sử dụng năng lượng tiết kiệm lồng ghép vào quy chế sử dụng công trình và thực hiện kiểm toán năng lượng trong quản lý Đẩy mạnh thực thi các giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp.Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản pháp luật dưới luật thì Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ đặc trách về quản lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và nông thôn.

Hiện nay, trong công tác quản lý chất thải rắn ở nước ta có nhiều vấn đề bức xúc, trước hết là chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh ngày càng nhiều, càng có tính chất phức tạp và độc hại, nhưng cho đến nay chỉ có khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Hà Nội), là có khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại đúng kỹ thuật. Chỉ khoảng 30-50% khối lượng chất thải rắn thu gom được xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh môi trường./.

 Nguyễn Tiến Dũng

- Khoa NCSPCTP môi trường-T32 Học viện Cảnh sát nhân dân

Bạn đang đọc bài viết Tác động của hoạt động xây dựng cơ bản đến tài nguyên khoáng sản và những vấn đề đặt ra đối với cơ quan chức năng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất