Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở, có chiều rộng tối đa là 12 hải lý (1 hải lý = 1.852 m).
Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở bên dưới các vùng biển đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một công ước tiến bộ thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Công ước thể hiện sự cố gắng lớn của cộng đồng quốc tế để điều chỉnh tất cả các khía cạnh liên quan đến biển, tài nguyên biển và việc sử dụng biển, tạo nên một trật tự thế giới mới cho việc quản lý và sử dụng biển của nhân loại.
Trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, UNCLOS năm 1982 quy định xuyên suốt, quy trách nhiệm nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời, xác định nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia trong phạm vi biển cả.
Theo quan điểm của Việt Nam và căn cứ vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ, Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.