Ngày 5/6/2024, nhân Ngày Môi trường Thế giới, cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) đã công bố một báo cáo đáng lo ngại: mỗi tháng trong suốt 12 tháng qua đều là tháng nóng nhất trong lịch sử so sánh hàng năm.
Nếu không có những thay đổi đáng kể trong việc cắt giảm khí thải, ngưỡng nhiệt độ 1,5 độ C sẽ bị vượt qua và trở thành "mức trung bình dài hạn" trong vòng một thập kỷ tới.
Theo dự báo của hàng trăm nhà khoa học hàng đầu về khí hậu trên toàn cầu, cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn với việc nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên ít nhất 2,5 độ C trong thế kỷ này so với mức thời tiền công nghiệp.
Hiện tượng El Nino nóng lên dự kiến sẽ phát triển trong những tháng tới và điều này sẽ kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra để đẩy nhiệt độ toàn cầu lên một mức chưa từng có.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 17/5 cảnh báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2027 do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng El Nino xảy ra.
Các mô hình khí hậu cho thấy sau 3 năm hiện tượng La Nina ở Thái Bình Dương làm nhiệt độ toàn cầu giảm nhẹ, hiện tượng El Nino sẽ tái xuất vào cuối năm nay khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao kỷ lục.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 27/8 cho biết nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục cao hơn bình thường bất chấp tác động giảm nhiệt của hiện tượng khí hậu La Nina, dự kiến xảy ra trong những tháng tới.
WMO cho biết khả năng trong ít nhất một năm, nhiệt độ trung bình thế giới trong giai đoạn 2020-2024 tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1850-1900 là 20%.
Các chuyên gia môi trường cảnh báo các vụ cháy rừng Amazon trong 24 ngày qua tại Brazil và một số nước Nam Mỹ khác có thể làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và hiện tượng thời tiết cực đoan.
Với mức tăng +0,683°C so với các chỉ số trung bình trong giai đoạn 1981 - 2010, tháng 3 năm 2019 đạt mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu cao ở vị trí thứ hai, chỉ sau kỷ lục được ghi nhận vào năm 2016