Ngày nay, việc tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp ở Việt Nam đã trở thành ưu tiên được quan tâm và triển khai rộng rãi, hướng đến mục tiêu vào năm 2035, ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.
Việc tiêu thụ tài nguyên đã trở thành vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Trong tình hình đó, khai thác các nguồn tái tạo từ phế liệu (nước thải công nghiệp) là nội dung được quan tâm nhiều hơn để giảm bớt gánh nặng tài nguyên.
Cho đến nay, nhiều quy trình xử lý nước thải công nghiệp đã được triển khai, tuy nhiên, mỗi quy trình đều tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như hiệu quả thấp, yêu cầu dung môi và thuốc thử với số lượng lớn, đồng thời tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp...
Sự cố môi trường do nước thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp rất đa dạng, có thể xảy ra ở bất cứ công đoạn nào, khâu nào, do các nguyên nhân khác nhau, gây ra các mức độ và hậu quả khác nhau, thậm chí rất nghiêm trọng (thảm họa môi trường).
Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đức Sơn và Công ty CP khai thác và chế biến khoáng sản Nam Lương do các vi phạm về bảo vệ môi trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của hàng chục KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tạo áp lực lớn về môi trường, đặt ra nhiều thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường và lợi ích tăng trưởng kinh tế.
UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Quyết định số 1387/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần May Pearl Việt Nam.
Công ty GFT đã xả nước thải có chứa Coliform vượt 2,2 lần thông số cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT với thải lượng là 518,06 m3/ngày.
Hàng ngày, các thành phố, thị xã lớn nhỏ đều xả ra môi trường một lượng lớn nước thải. Vậy có thể dùng nước thải đó trực tiếp tưới cho đồng ruộng được không?
Khi xử lý nước thải sẽ tạo ra nhiều bùn cặn, chúng cần được giảm khối lượng để giảm sự ô nhiễm môi trường, số lượng, thành phần, tính chất hóa lý của cặn bùn phụ thuộc vào loại nước thải ban đầu và phương pháp xử lý.
Thời gian vừa qua, bất chấp lệnh cấm xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường của UBND tỉnh Bắc Ninh, một số DN sản xuất giấy ở CCN Phú Lâm huyện Tiên Du và các CCN ở Phong Khê vẫn xả thải.
Theo các chuyên gia, đối với hệ thống nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp, cần áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, có sự quản lý giám sát chặt chẽ.
Thời gian gần đây, Bộ TN&MT đã tập trung nguồn lực quản lý, kiểm soát chặt chẽ loại hình nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải phát sinh từ các Khu công nghiệp (KCN).
Các cơ sở kinh doanh sẽ phải nộp phí đối với nước thải sinh hoạt là 15% thay vì 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch nếu đề xuất tăng 5% phí nước thải sinh hoạt được thông qua.
Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (Dũng "Lò Vôi") sẽ dành 30% lợi nhuận từ hoạt động của NM Xử lý nước thải CT Hằng Hữu Huỳnh ở Bình Dương để làm công tác từ thiện và 10% lợi nhuận để phục vụ công tác NCKH.
UBND TPHCM sẽ tăng mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp từ ngày 1/7. Cách tính phí cũng có sự thay đổi theo hướng: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải càng cao thì chủ cơ sở phải đóng phí cao.
Các sở, ngành chức năng của TP. Hà Nội vừa rà soát việc xử lý nước thải công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp và nước thải y tế trên địa bàn thành phố nhằm siết chặt công tác quản lý.