Tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang ước đạt trên 85,7 nghìn tấn. Giá trị doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt khoảng trên 5.775 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vải thiều ước đạt khoảng trên 4.814 tỷ đồng.
Xã Tân Mộc là vùng trồng vải thiều chín sớm lớn của huyện Lục Ngạn, với diện tích khoảng 267 ha. Thời điểm này, các nhà vườn đang khẩn trương thu hoạch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh về trải nghiệm, khám phá những vườn quả trĩu cành.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu VIFOCO (TP Bắc Giang), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ Mova Plus Việt Nam (Hà Nội) đăng ký thu mua 50 tấn vải sớm xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong năm 2024.
Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song mùa vụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang đã khép lại thành công. Đây là năm tuy không phải có sản lượng cao nhất, nhưng có tổng giá trị doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ lớn nhất từ trước đến nay.
Tiêu thụ vải thiều được mở rộng cả ở trong và ngoài nước. Việc quảng bá, xúc tiến sản phẩm ngày càng chuyên nghiệp, giúp người nông dân có một mùa quả bội thu.
Chiều 7/7, lô vải thiều Bắc Giang tươi đầu tiên do Cty CP Xuất nhập khẩu VIFOCO (Bắc Giang) xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Thái Lan đã được Tập đoàn The Mall đưa ra giới thiệu với người tiêu dùng Thái Lan tại 7 trung tâm thương mại của Tập đoàn này
Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có gần 900 lò sấy vải đang hoạt động và đã sấy được 2,7 nghìn tấn vải khô. Theo các hộ dân, chủ lò sấy vải thiều tại đây, thị trường tiêu thụ vải sấy thuận lợi, giá bán tăng so với những năm trước.
Ngày 20/6, Cty LNS International Corporation (nhà nhập khẩu) và Cty L&V Food Supply (nhà phân phối) có trụ sở tại Houston, Texas (Hoa Kỳ) đã cùng phối hợp để đưa lô hàng Vải thiều tươi đầu vụ 2023 của tỉnh Bắc Giang qua đường hàng không đến TP Houston.
Không chỉ sản xuất vải thiều đạt các tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, Trung Quốc…, với kỹ thuật thâm canh cao, nhiều hộ dân tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tạo ra những khu vườn đẹp như trong tranh, thu hút đông du khách đến tham quan.
Theo Sở Công thương tỉnh Hải Dương, huyện Thanh Hà có 3.265ha vải thiều; trong đó 1.700ha vải sớm. Toàn huyện có khoảng 500ha vải đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP; trong đó có 400ha VietGAP và 50ha GlobalGAP còn hiệu lực.
Về với thủ phủ vải thiều Lục Ngạn, ngắm nhìn vườn cây xanh ngát, thấp thoáng chùm vải đầu mùa, trái còn xanh, trái mới ngả vàng, trái đã chín hồng, thấy lòng ngập tràn niềm vui.
Thời điểm này, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang vào vụ thu hoạch vải thiều. Do thời tiết nắng nóng, khô hạn khiến phụ tải tăng cao, nguồn cung điện giảm nên một số địa bàn bị cắt điện luân phiên, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ vải.
Theo tổng hợp từ các trung tâm thương mại, siêu thị lớn như GO!, Big C, Tops Market của Tập đoàn Central Retail và MM Mega Market, đến thời điểm này, các đơn vị trên đã tiêu thụ được hơn 100 tấn vải thiều Bắc Giang, trong đó chủ yếu là vải chín sớm.
Ngày 18/5, ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NNN&PTNT Bắc Giang) thông tin, Cục Bảo vệ thực vật vừa cấp thêm 12 mã số vùng trồng (MSVT) vải thiều của Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Australia và Thái Lan.
Ngày 7/9, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, tổ chức chính trị, xã hội tỉnh.
Mong muốn được góp sức cho quê hương, những bạn trẻ thuộc Hội Sinh viên Bắc Giang tại Hà Nội tình nguyện về huyện Lục Ngạn hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ vải thiều.