Hiện nay, việc dùng tro, xỉ phế thải từ các nhà máy nhiệt điện để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, sử dụng trong các công trình xây dựng là vấn đề cấp thiết đặt ra nhằm bảo vệ môi trường và giải quyết nhu cầu nguồn vật liệu thay thế.
Bê tông là loại vật liệu chính trong xây dựng, nhưng nó cũng là tác nhân hàng đầu phát thải khí CO2. Đó là lý do nhiều nhà thầu và nhà cung cấp muốn thử nghiệm các vật liệu có độ bền cao, nhưng thân thiện với môi trường.
Vật liệu được đặt tên là UNC (U là UTE, tên viết tiếng Anh của Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, N là nilon, còn C là cát). Vật liệu UNC là sự kết hợp giữa hai nguồn nguyên liệu chính là rác thải nhựa và cốt liệu (cát)
Nhóm các nhà khoa học tại TP.HCM đã thành công trong việc biến phế thải vốn gây ô nhiễm môi trường thành vật liệu xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế, và kỳ vọng thu hút được nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp.
Việc tái sử dụng tro bay nhiệt điện làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành vấn đề cấp bách, là nhiệm vụ của ngành xây dựng, cụ thể là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030.
Bất chấp các quy định pháp luật về an toàn giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường khi chuyên chở vật liệu xây dựng, nhiều xe quá tải, quá khổ vẫn ngang nhiên đi lại trong địa bàn thành phố.
Trước đó, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam có bài viết “Yên Phong (Bắc Ninh): Bãi cát trái phép uy hiếp cầu Đông Xuyên”. Gần đây người dân xã Tam Đa tiếp tục phản ánh về tình trạng náo loạn các chuyến xe chở VLXD chạy ngày đêm trên địa bàn xã.
Việt Nam đứng trong số 7 nước hàng đầu thế giới đang sử dụng Amiăng trắng. Trong đó đa số là các nước sản xuất và xuất khẩu Amiăng trắng, còn Việt Nam lại là nước đơn thuần nhập khẩu.
Trạm trộn bê tông tươi của Công ty Bê tông Thái Hà xây dựng không phép trên hành lang đê điều, ngang nhiên hoạt động, gây ô nhiễm môi trường tại xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Mặc dù đã có những thay đổi trong việc phát triển về số lượng và chất lượng nhưng ngành sản xuất VLXD của tỉnh Bắc Giang vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục để mang lại hiệu quả KT-XH cao hơn, thể hiện rõ ý thức bảo vệ môi trường.
Qua rà soát thực địa các vị trí đổ thải phục vụ dự án theo hồ sơ thiết kế và biên bản thỏa thuận với địa phương, doanh nghiệp nhận thấy một số vị trí không còn như hiện trạng ban đầu.
Nghiên cứu tro đáy từ nhà máy đốt rác thải sinh hoạt làm vật liệu xây dựng. Kết quả cho thấy, tro đáy từ nhà máy đốt rác đủ khả năng làm vật liệu đắp và vật liệu xây dựng, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ASTM D698-2012 và TCVN 9436:2012.
Bê tông sử dụng cốt liệu tái chế (BTCLTC) đã và đang được nhiều nghiên cứu quan tâm về đặc tính vật liệu. Tuy nhiên, còn rất ít nghiên cứu về các đặc tính của BTCLTC trên các kết cấu bê tông cốt thép.