Thứ bảy, 20/04/2024 06:11 (GMT+7)

Báo động cá lau kính mùa lũ miền Tây

MTĐT -  Thứ sáu, 25/10/2019 08:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Đây là loại thủy sản rất nguy hại vì chúng rất hung hãn, sẵn sàng tấn công các loại khác để tranh giành thức ăn khiến nguồn cá thiên nhiên bị cạn kiệt và gây mất cân bằng sinh thái".

Năm nay mùa lũ về muộn hơn các năm xấp xỉ 30 - 45 ngày. Tuy nhiên những ngày đầu tháng 10 nước đã lên nhanh mang theo nhiều niềm vui cho bà con vùng lũ vì có được nguồn thủy sản dồi dào. Tuy nhiên có một sự lo ngại đang diễn ra là sự xuất hiện khá nhiều vị khách không mời mà đến, đó là cá lau kính.

Cá lau kính (lau kiếng) còn có tên là cá Tỳ bà (do chúng có hình dáng như cây đàn tỳ bà) có tên khoa học là Hyposstomus, có xuất xứ từ Nam Mỹ. Chúng phát tán rất nhanh trong thiên nhiên bởi mỗi con có thể đẻ từ 5.000 - 6.000 trứng mỗi lần. Chúng được nhập nhiều nhất từ Đài Loan, Malaisia, Singapore và một số nước Nam Mỹ.

Cá lau kính.

PGS –TS Võ Sĩ Tuấn hiện đang công tác ở Viện Hải Dương Học Khánh Hòa cảnh báo: “Đây là loại thủy sản rất nguy hại vì chúng rất hung hãn, sẵn sàng tấn công các loại khác để tranh giành thức ăn khiến nguồn cá thiên nhiên bị cạn kiệt, đó là chưa kể đến việc gây mất cân bằng sinh thái”.

Ông Tuấn cho biết thêm: Loại cá này có nhiều màu sắc nhưng nhiều nhất là màu đen, màu nâu, màu đen có sọc… sống rất nhiều ở ao hồ, sông rạch ĐBSCL. Vì vậy tận diệt chúng là điều cần làm thường xuyên, liên tục để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và cân bằng sinh thái.

Nhiều ngư dân miền Tây kể: Việc nhận ra chúng khá đơn giản như: Miệng rộng, vây lưng cao, cứng, thẳng đứng như bờm ngựa. Chúng thích ăn chất bẩn do các loài thủy sản khác phun ra. Chính sở thích này đã khiến chúng có cái tên lau kính, lau bể… Chúng đẻ quanh năm và khả năng nở an toàn trên 70%. Khi săn mồi hay tự vệ, chúng giương những chiếc vây nhọn làm vũ khí khiến nhiều loại thủy sản khác né tránh.

Nguy hiểm nhất ở cá lau kính là chúng thường xuyên đeo bám các loài thủy sản khác để hút chất nhầy nhất là các loại cá da trơn như: cá tra, trê, ba sa, chép, mè… khiến chúng kiệt sức và chết. Hậu quả đi kèm là nguồn thủy sản tại chỗ bị tận diệt, số còn lại phải di trú sang nơi ở mới dẫn đến ngư dân bị thất thu.

Ông Võ Trần Thái, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang bức xúc nói: “Hồi trước chúng chỉ xuất hiện ngoài sông, rạch lớn nhưng bây giờ chúng đã có mặt ở ao mương, kênh rạch nhỏ hơn. Và khi có chúng là mình thất thu ngay lập tức. Vì vậy người nuôi phải cảnh giác liên tục và tận diệt chúng ngay”.

Trong thời điểm hiện nay, có người mỗi ngày đánh bắt hàng chục ký cá “độc hại” này. Hiện nay giá bán mỗi ký chỉ từ 20.000 - 25.000 đồng/kg chủ yếu dùng làm thức ăn cho các loại động vật khác nhưng tác hại của chúng rất lớn. Đó là chưa kể vây cá lau kính rất cứng và bén nên dễ là hư hỏng các loại lưới đánh bắt thủy sản. Cạnh đó những hộ nuôi thủy sản ven sông rạch cũng phải gia cố bờ ao thật kiên cố để cá lau kính không thể xâm nhập bởi chúng có khả năng đào hang rất sâu, nhanh.

Với hình dạng kỳ dị hung hăng nên đa phần người tiêu dùng không dùng loại cá này để chế biến thức ăn. Tuy nhiên cũng có một số ít người quả quyết thịt chúng ăn rất ngon, vị béo… đặc biệt là trứng cá lau kính rất thơm, bổ dưỡng (?) nhưng xem ra người ăn thịt và trứng cá lau kính không nhiều với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cùng với một số sinh vật ngoại lai khác như: ốc bươu vàng, tôm càng đỏ… cá lau kính đã và đang là hiểm họa đối với nhà nông và hiện đang có mặt khắp nơi khi mùa lũ đang về mang theo nhiều lo lắng cho nhiều ngư dân. Việc truy bắt, tận diệt đang là bài toán nan giải cho nhiều nhà khoa học đang nổ lực đi tìm lời giải.

Bạn đang đọc bài viết Báo động cá lau kính mùa lũ miền Tây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Trương Thanh Liêm

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...