Thứ sáu, 29/03/2024 07:27 (GMT+7)

Đa dạng sinh học - giải pháp quan trọng cho phát triển bền vững

MTĐT -  Thứ sáu, 14/05/2021 15:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ đề của Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm 2021 đã được Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học lựa chọn "Chúng ta là một phần của giải pháp”.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tư liệu

Chủ đề được chọn để tiếp nối chủ đề xuyên suốt của năm 2020 “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, như một lời nhắc nhở rằng đa dạng sinh học vẫn là giải pháp quan trọng, là một lựa chọn cho sự phát triển bền vững. Từ các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho các vấn đề khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực, nước uống và sinh kế bền vững, đa dạng sinh học là nền tảng mà chúng ta có thể xây dựng trở lại tốt hơn.
Do đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2021 sẽ được kỷ niệm thông qua một chiến dịch trực tuyến.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Frontiers in Forest and Global Change (không bao gồm Nam Cực), các nhà khoa học nhận định chỉ 3% diện tích đất trên thế giới vẫn còn nguyên vẹn về mặt sinh thái, với các quần thể động vật nguyên thủy khỏe mạnh và môi trường sống chưa bị xáo trộn. Con số này cũng chỉ mang tính chất "ước tính tương đối". Nghiên cứu sử dụng bản đồ phạm vi sống của 7.000 loài từ Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế. Hầu hết dữ liệu là của động vật có vú nhưng cũng bao gồm một số loài chim, cá, thực vật, bò sát và lưỡng cư.
Thế giới đang trong cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, nhiều quần thể động vật hoang dã, từ sư tử đến côn trùng, đang lao dốc về số lượng cá thể, chủ yếu do mất môi trường sống. Một số nhà khoa học cho rằng đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên Trái đất đang bắt đầu và sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với thực phẩm, nước sạch và không khí.
Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ sinh thái đa dạng sinh học và quan trọng nhất trên thế giới, cả về hệ sinh thái biển và trên cạn (đặc biệt là hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn). Theo Văn phòng UNESCO Việt Nam, 238 khu sinh thái ưu tiên đã được công nhận trên toàn thế giới, trong đó có 6 khu được đặt tại Việt Nam. Một số khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận về giá trị tự nhiên phổ quát duy nhất của chúng, bao gồm 3 di sản thiên nhiên, hai công viên địa chất toàn cầu, 9 khu bảo tồn sinh quyển và hai khu đất ngập nước nằm trong hai khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tuy nhiên, các nỗ lực bảo tồn của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức khác nhau như: xu hướng suy thoái đa dạng sinh học đã trở nên quan trọng hơn do nạn phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp, khai thác quá mức, tăng trưởng kinh tế và áp lực dân số, gây ra những tác động to lớn đến các dịch vụ chính mà các hệ sinh thái này cung cấp.
Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), các giải pháp dựa trên thiên nhiên là một thuật ngữ có thể được sử dụng để mô tả các phương pháp tiếp cận thay thế và phi truyền thống đối với các vấn đề môi trường như lũ lụt, khan hiếm nước hoặc xói mòn đất, bằng cách khai thác vốn tự nhiên.
Các giải pháp có thể bao gồm khôi phục, bảo tồn các rạn san hô và vành đai rừng ngập mặn để tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp tiêu tán năng lượng sóng, thảm thực vật để giảm nguy cơ sạt lở và tạo ra các vành đai xanh để giúp bổ sung nước ngầm ở những khu vực phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước.

PV

Bạn đang đọc bài viết Đa dạng sinh học - giải pháp quan trọng cho phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.