Thứ năm, 25/04/2024 02:06 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Hơn 10 năm CB Đảng viên đi tìm lời giải cho người dân

Văn Huân -  Thứ sáu, 07/08/2020 15:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều cán bộ Đảng viên hơn 10 năm nay, đi tìm lời giải cho người dân. Họ làm đơn tố giác gửi đến các cấp chính quyền với nguyện vọng để được xem xét xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, nguyên là cán bộ Nông nghiệp, đại diện cho cư dân sinh sống tại thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, phản ánh: “Ban chấp hành Đảng bộ xã Kỳ Hoa đã lập ra 4 dự án chiếm dụng đất đai, làm thất thoát, gây ảnh hưởng thiệt hại kinh tế địa phương.  Không thông qua họp bàn, lấy ý kiến người dân, các khoản tiền hàng trăm tỷ đồng không biết làm việc gì, xây dựng địa phương như thế nào, người dân không hay biết và cho rằng đây có thể là lợi ích nhóm”.

 Ruộng đã bỏ hoang 4 mùa tại Khu dịch vụ thương mại Hùng Cường không thực hiện được vì có nhiều khất tất

Vì hơn 10 năm đã làm đơn kiến nghị tố giác gửi đến các cơ quan chức năng, trong tay có hàng chục bộ hồ sơ văn bản giấy tờ liên quan. Khi làm việc với phóng viên, ông Xuân như thể thuộc lòng tất cả các dự án, các văn bản pháp lý liên quan. Theo đơn tố cáo của ông Xuân, có 4 dự án sau:

Dự án thứ nhất: Khu dân cư xã gọi với diện tích 10.000 m2, được bán cho tư nhân làm nhà không có quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, không thực hiện bán đấu giá, thu về 100 tỷ đồng, do ông Đặng Văn Cường, Chủ tịch xã Kỳ Hoa thực hiện.

Dự án thứ hai: Khu dân cư Đồng Lấm – Cồn Ô, ông Đặng Văn Cường, Chủ tịch xã Kỳ Hoa làm tờ trình lên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh - ông Nguyễn Văn Bổng lúc bấy giờ (nay đang thi hành án lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng…) ký quyết định 815 ngày 11 tháng 4 năm 2013 cắt 122.870 m2 đất trồng 2 vụ lúa của xã chia ra 290 nền nhà. Đợt 1 bán đấu giá được 55 nền thu về 42 tỷ đồng, còn lại 235 nền đã được bán dần không qua đấu giá. Ước tính số tiền phải thu vào là 1.200 tỷ đồng.

Dự án thứ ba: Khu dân cư Bầu Đá với diện tích 40.000 m2. Tố cáo ông Đặng Văn Cường – Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa thông đồng với Công ty TNHH Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư để lừa dối cấp trên bán đất cho tư nhân làm nhà trên ruộng lúa của thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa. Khi người dân không có điện, nước cung cấp cho các gia đình, được hỏi đến thì ông Cường nói không có Công ty nào làm chủ đầu tư mà việc bán đất là do xã thực hiện. Đợt đấu giá đầu bán được 31 nền nhà thu về 41,5 tỷ đồng, còn lại khoảng 170 nền nhà, UBND xã không hề thông tin về việc bán đấu giá.

Dự án thứ tư: Khu dịch vụ thương mại Hùng Cường. Ông Đặng Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa đã làm 01 văn bản không trung thực, 72.000 m2 đất trồng lúa 2 vụ của nhân dân được cấp sổ đỏ nhưng lại làm thông tin khống thành đất trồng cây hàng năm, trình lên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ký văn bản 768 ngày 20 tháng 3 năm 2018 cắt diện tích đất trên bán cho tư nhân do ông Trần Đại Hùng làm Giám đốc, đền bù đất đai với giá 64.000.000/500m2. Ngày 03 tháng 2 năm 2019, ông Đặng Văn Cường cho san lấp, phá 15 héc ta lúa của người dân đang trong thời kỳ trổ bông, cùng với việc ép buộc người dân nhận tiền đền bù trái ý muốn là lý do khiến dự án bị nhân dân phản đối và không thực hiện được. Tính đến nay, ruộng đã bỏ hoang 4 mùa, không thể canh tác vì toàn bộ bờ vùng, bờ thửa, thành đồng, kênh mương bê tông đều bị phá sạch.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Xuân, đơn thư tố giác và tài liệu đính kèm đã gửi đến các cơ quan chức năng như là UBND huyện Kỳ Anh, nay là UBND thị xã Kỳ Anh, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra tỉnh và một số cơ quan có thẩm quyền Trung ương… đến bây giờ vẫn chưa nhận được một cách giải quyết thấu tình đạt lý và thuyết phục về những gì thắc mắc của người dân.

Hàng tập phiếu biên nhận gửi chuyển phát nhanh các đơn thư tố cáo đến các cấp chính quyền hơn 10 năm nay

Ông Xuân và rất nhiều hộ dân mong muốn những vụ việc trên được cơ quan có thẩm quyền xác minh, làm rõ, 4 dự án được thực hiện trên đất nông nghiệp của dân có hợp lý hay không, vì đó là đất hai vụ lúa khẩu phần canh tác của người dân xã Kỳ Hoa. Khi thực hiện rồi thì phải được thanh tra, kiểm tra số tiền thu được từ các dự án bán đất được nộp vào ngân sách nhà nước, xây dựng địa phương ở những hạng mục công trình gì, đó là quyền lợi ích chính đáng của nhân dân phải minh bạch, khách quan.

Để có được cái nhìn đa chiều, những vấn đề thắc mắc của người dân, Môi trường & Đô thị Việt Nam sẽ phản ánh ở các bài tiếp theo.

Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh là một xã vùng núi, có địa hình trải dài từ quốc lộ 1A gần Trung tâm thị xã Kỳ Anh, có tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 31.773 ha, có 1.577 hộ với  5.619 khẩu, được chia làm 6 thôn.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Hơn 10 năm CB Đảng viên đi tìm lời giải cho người dân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành