Thứ năm, 18/04/2024 16:09 (GMT+7)

Tây Ninh: Đất đang tranh chấp vẫn được chuyển nhượng?

Mạnh Hùng - Lê Hoàng -  Thứ ba, 30/06/2020 09:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đất đang tranh chấp, kiện tụng vẫn được chính quyền địa phương cho sang tên, chuyển nhượng khiến người dân bức xúc.

Chưatrảđủ tiền lại kiện đòi đất?!

Ngày 23/3/2010, vợ chồng bà Lê Thị Hà và ông Nguyễn Văn Phước (ngụ tại ấp Thuận Hòa, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) có làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 5 ha (51.599 m2) đất trồng cây cao su cho bà Vương Thị Ngọc Thảo (thường trú tại đường Hoa Trà, phường 7, quận Phú Nhuận, Tp.HCM) với giá trị 515.000.000 đồng/ha. Tổng số tiền là 2.575.000.000 đồng. Thời hạn hợp đồng 1 tháng kể từ ngày đặt cọc.

Cùng ngày, bà Vương Thị Ngọc Thảo đưa 500.000.000 đồng tiền cọc cho vợ chồng bà Hà. Tuy nhiên, việc mua bán vướng vào đất gia đình chưa thống nhất, khi 5 ha mà bà Hà chuyển nhượng cho bà Thảo chỉ có 3,4 ha (34.291 m2) có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Tháng 4/2010, vợ chồng bà Hà có thống nhất và thỏa thuận với bà Vương Thị Ngọc Thảo, trong diện tích 5 ha theo hợp đồng đặt cọc ngày 23/3/2010, chỉ có diện tích 3,4 ha đủ điều kiện thực hiện hợp đồng. Sau đó, vợ chồng bà Hà và bà Thảo đến UBND xã Truông Mít thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích 3,4 ha.

Ngày 25/5/2010, UBND huyện Dương Minh Châu đã cấp GCNQSDĐ cho bà Thảo với diện tích 3,4 ha, giá trị chuyển nhượng là 1.765.986.500 đồng. Thực tế, bà Thảo mới trả cho bà Hà 1.600.000 tỷ đồng, còn thiếu lại 165.991.500 đồng.

Đến ngày 15/1/2015, bà Thảo khởi kiện vợ chồng bà Hà ra TAND huyện Dương Minh Châu. Trong đơn khởi kiện, bà Thảo đã “vin” vào điều 3, Biên bản bổ sung lần 2 của Hợp đồng đặt cọc: “BênAcó trách nhiệm hoàn tất đầy đủ thủ tục pháp lý diện tích còn lại của thửa đất 51.599 m2 để thực hiện chuyển nhưng cho bên B, theo đúng hợp đồng đặt cọc đã ký 23/3/2010 và biên bản bổ sung lần 1 đã ký ngày 15/4/2010 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 9/6/2010. Nếu quá thời hạn trên, bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Và trong phụ lục Hợp đồng đặt cọc có nội dung: “Nếu ông Phước, bà Hà không đồng ý chuyển nhưng tiếp diện tích đất cao su16.000 m2 thì phải mất số tiền 151.000.000 đồng”. Trên thực tế đây là thỏa thuận trái pháp luật. Theo tìm hiểu của PV, phần đất trên do ông Lê Văn Điệp (anh ruột bà Hà) đứng tên và UBND huyện Dương Minh Châu đã có quyết định thu hồi để giải quyết trong một vụ án khác, nên bà Hà và ông Phước quản lý. Do vậy, việc bà Thảo yêu cầu bà Hà chuyển nhượng phần đất này cho bà Thảo là trái quy định của pháp luật.

Trong 2 cấp tòa sơ thẩm ngày 15/1/2015 và phúc thẩm ngày 19/6/2015 đều quyết định công nhận bà Vương Thị Ngọc Thảo và ông Nguyễn Hữu Tương được quyền sử dụng diện tích đất 3,4 ha có trồng cao su tại ấp Thuận An, xã Truông Mít.

Tại phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Tây Ninh cũng quyết định bà Vương Thị Ngọc Thảo và ông Nguyễn Hữu Tương tự nguyện trả cho vợ chồng bà Hà số tiền chưa trả trong phần tiền mua diện tích đất nêu trên.

Trong đơn kháng cáo gửi đến TAND tỉnh Tây Ninh, bà Hà cũng nêu rõ, diện tích 3,4 ha bà Thảo và ông Tương đã nhận, đúng vị trí mà bà Thảo, ông Tương sử dụng từ ngày 23/10/2010 đến thời điểm xảy ra tranh chấp. Trong số này, có 3.225 m2 đất vợ chồng bà Hà lấy lại từ tháng 8/2011 do bà Thảo không trả số tiền còn thiếu nói trên.

Luật sư Trần Hưng, Đoàn Luật sư Tp.HCM nhận định: “Trườnghợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả lại cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc vợ chồng bà Hà, ông Phước đòi lại số diện tích đất 3.225 m2 trong tổng số 3,4 ha đất đã bán cho bà Thảo và ông Tương là có căn cứ pháp luật, vì bà Thảo chưa thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản.

Thi hành án có lạm quyền?

Ngày 6/9/2017, Chi cục thi hành án huyện Dương Minh Châu đã ra quyết định cưỡng chế giao phần diện tích 3.225 m2 cho bà Vương Thị Ngọc Thảo, do ông Nguyễn Phương Bắc - chấp hành viên Chi cục Thi hành án huyện Dương Minh Châu thực hiện.

Ông Phước chỉ căn nhà bị thi hành án phá và ông đã cho dựng lại.

Luật sư Trần Hưng nhận định, TAND 2 cấp tỉnh Tây Ninh đã áp dụng sai các điều luật trong Bộ Luật dân sự 2015. Bà Hà, ông Phước làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Thảo, nhưng bà Thảo chưa làm đúng nghĩa vụ của người mua. Việc tuyên xử của Tòa hơi vội vàng, khiến cho bản án thiếu thuyết phục. Trong khi đó, Chi cục Thi hành án huyện Dương Minh Châu chưa nhận định đúng bản án đã ra quyết định Thi hành án đối với bà Hà.

Bản án số 156/2015 ngày 19/6/2015, do thẩm phán Nguyễn Thị Tuyết Vân làm chủ tọa phiên tòa phúc thẩm, đã quyết định bà Thảo, ông Tương trả số tiền tương ứng với diện tích 3.225 m2 đất mà bà Thảo chưa trả tiền cho bà Hà. Việc chấp hành viên vội vàng thi hành án gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hà.

Theo tìm hiểu của PV, quyết định cưỡng chế số 74/QĐCCTHADS ngày 16/6/2016 và chính chấp hành viên Nguyễn Phương Bắc - Chi cục thi hành án huyện Dương Minh Châu cấn trừ sang một vụ án dân sự khác mà bà Lê Thị Hà đang vướng vào tranh chấp. Việc cấn trừ số tiền 151.000.000 trong quyết định thi hành án trên đã không đúng tính chất của việc thi hành án và không phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong khi đó, khi được thi hành án, bà Thảo đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Ngọc Hải (sinh năm 1982, ngụ tại ấp 5, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Tp.HCM). Trước đó, bà Thảo còn tận dụng quyền khai thác mủ cao su trên đất trong khu vực đang tranh chấp khiến gia đình bà Hà thiệt hại hơn 650 triệu đồng.

Khu đất đang tranh chấp.

Dư luận đặt câu hỏi, trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bà Thảo sang ông Hải, trong khi các thửa đất này đang bị tranh chấp, liệu UBND huyện Dương Minh Châu và Văn phòng đăng ký đất đai huyện có làm trái quy định của Luật Đất đai 2013?

Môi trường & Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Tây Ninh: Đất đang tranh chấp vẫn được chuyển nhượng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.