Thứ sáu, 19/04/2024 21:35 (GMT+7)

Thanh Thủy: Cơ quan chức năng có “làm ngơ” cho đất tặc “lộng hành”?

Nguyễn Dũng -  Thứ tư, 02/12/2020 14:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Lê Quốc Kỳ - Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc khẳng định “Trên địa bàn xã Xuân Lộc, không có mỏ đất nào được cấp phép..."

Những chiếc xe 3 đến 4 “chân” chạy liên tục, gây nên tình trạng bụi bẩn, ô nhiễm môi trường là hình ảnh không “hiếm gặp” trên khắp các nẻo đường, thuộc địa bàn huyện Thanh Thủy. Binh đoàn xe chở đất này, từ lâu đã là nỗi ám ảnh đối với người dân nơi đây.

Ông T một người dân sống tại khu 8, xã Xuân Lộc cho biết: “Các anh nhìn xem, con đường nhỏ như vậy mà xe chở đất chạy liên tục, những hôm trời nắng, bụi bay mù mịt. Nguy hiểm nhất, là nơi đây có trường tiểu học Xuân Lộc, mỗi khi các cháu tan trường chúng tôi thấy khá bất an”.

Trước tình trạng này, PV có liên hệ với ông Lê Quốc Kỳ - Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc, ông Kỳ khẳng định “Trên địa bàn xã Xuân Lộc, không có mỏ đất nào được cấp phép, chúng tôi cũng chưa ký thủ tục hạ cốt nền cho hộ gia đình nào trong thời gian gần đây cả, những xe chở đất mà người dân phản ánh thuộc địa phận xã Thạch Đồng”.

Trái với lời khẳng định của ông Lê Quốc Kỳ, PV có mặt tại khu 8, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tại đây, có hàng chục chiếc xe ra vào lấy đất và vận chuyển đi khắp nơi, trên những chiếc xe này đều mang tên doanh nghiệp tư nhân Xuân Thiều.

Đặc biệt, mỏ đất tại khu 8 xã Xuân Lộc (doanh nghiệp tư nhân Xuân Thiều) đang khai thác, chỉ cách UBND xã chưa đến 500m. Hàng ngày, những chiếc xe này đều đi qua UBND xã Xuân Lộc. Vậy mà lãnh đạo địa phương lại không hay biết thì đúng là một điều lạ.

 Những chiếc xe này ra vào tấp nập, trên xe đều mang tên doanh nghiệp tư nhân Xuân Thiều.

Được biết, ngày 24/6/2020, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản số 2706/UBND-KTN gửi các ban ngành liên quan gồm: UBND các huyện, thành thị; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Công an tỉnh.

Công văn nêu rõ: Yêu cầu UBND các huyện, thành, thị tạm dừng chấp thuận cho san gạt mặt bằng hạ cốt nền đối với hộ gia đình, cá nhân san gạt mặt bằng, hạ cốt nền đất sản xuất, đất vườn đã được giao; kiểm tra việc chấp hành theo quy định của pháp luật đối với những khu vực đã được chấp thuận cho san gạt, hạ cốt nền trên địa bàn để xử lý; rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng đất để san lấp, đắp nền phục vụ các dự án, công trình xây dựng hạ tầng đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện, thành, thị; hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án, công trình xây dựng có nhu cầu khai thác đất để đắp nền công trình lập hồ sơ gửi UBND tỉnh, để xem xét quy hoạch và cấp giấy phép khai thác đất đắp nền công trình theo quy định.

Cùng với đó, công văn yêu cầu UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 27/02/2018 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ là vậy, thế nhưng UBND xã Xuân Lộc nói riêng, UBND huyện Thanh Thủy nói chung lại cố tình “làm ngơ” để doanh nghiệp khai thác tài nguyên đất một cách trái phép. Phải chăng lãnh đạo địa phương cố tình bao che cho hoạt động khai thác tài nguyên đất tại đây? Hay lãnh đạo địa phương chưa làm hết trách nhiệm của mình?

Rất mong cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ sớm vào cuộc để làm rõ những nội dung này.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Thủy: Cơ quan chức năng có “làm ngơ” cho đất tặc “lộng hành”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...