Thứ sáu, 26/04/2024 05:41 (GMT+7)

Gần 16.000 ha rừng ở Tây Nguyên bị mất trong năm 2019

MTĐT -  Thứ hai, 22/06/2020 14:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong năm 2019, diện tích rừng tự nhiên của Tây Nguyên giảm đến gần 16.000ha, làm giảm 0,09% độ che phủ của khu vực. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng bị mất nhiều nhất với khoảng 11.400ha.

Sáng 22/6, Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên” đã công bố con số 16.000ha rừng tự nhiên mất đi trong năm 2019 tại khu vực này.

Cụ thể, theo kết quả theo dõi diến biến rừng năm 2019, tổng diện tích có rừng của các tỉnh Tây Nguyên là khoảng 2,6 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích rừng cả nước, tỷ lệ che phủ đạt gần 46%.

Trong năm 2019, diện tích rừng tự nhiên của Tây Nguyên giảm đến gần 16.000ha, làm giảm 0,09% độ che phủ của khu vực. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng bị mất nhiều nhất với khoảng 11.400ha.

Hiện trường một vụ phá rừng ở Tây Nguyên. 

Toàn vùng phát hiện gần 5.000 vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020. Các điểm nóng về khai thác, vận chuyển gỗ trái pháp luật tập trung tại vùng biên giới, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên.

Khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật. Hành vi chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp. Tình trạng tranh chấp về đất rừng kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm.

Nguyên nhân được xác định là do sức ép về kinh tế, xã hội ngày càng tăng do dân số các vùng có rừng tăng nhanh, đặc biệt là tình trạng dân di cư tự do gây sức ép rất lớn đến rừng.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường,  khô hạn xảy ra trên hầu hết các địa phương khu vực Tây Nguyên, dẫn đến số vụ cháy rừng trong thời gian qua tăng, mức độ thiệt hại lớn.

Năm 2019, diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng hơn 18 ngàn ha so với 2018, tuy nhiên rừng tự nhiên lại giảm hơn 15 ngàn ha, trong đó 3 tỉnh có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh là Đắk Lắk (hơn 11 ngàn ha), Đắk Nông (hơn 7 ngàn ha), Gia Lai (gần 500 ha)...

Bên cạnh việc suy giảm về diện tích rừng, chất lượng rừng của toàn khu vực hiện cũng đang bị suy thoái, đặc biệt là rừng tự nhiên. Tỷ lệ rừng trung bình, rừng giàu chỉ chiếm hơn 18% (tương ứng khoảng 0,5 triệu ha), còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm đến hơn 81% (gần 1,8 triệu ha). Những khu rừng có chất lượng cao chủ yếu tập trung ở khu rừng đặc dụng.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát  biểu: "Chất lượng, độ che phủ rừng khu vực Tây Nguyên vẫn còn chưa tốt. Mặc dù đến nay chúng ta có nhiều chính sách dành cho rừng tự nhiên, thế nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ phát triển rừng bền vững".

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường  nhấn mạnh việc bảo vệ, phát triển rừng ở Tây Nguyên không chỉ ảnh hưởng 5,6 triệu ha đất  tại đây mà còn tác động đến các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ về sinh thủy (nguồn nước - do hầu hết các sông ở khu vực Nam Trung Bộ bắt nguồn từ Tây Nguyên).

Cũng theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, công tác rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng còn nhiều bất cập, còn sai sót và chưa sát với thực tế; việc triển khai, thực hiện các các cơ chế, chính sách tại các địa phương còn chậm, chưa có tính đột phá; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức...

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Gần 16.000 ha rừng ở Tây Nguyên bị mất trong năm 2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.