Thứ năm, 25/04/2024 05:24 (GMT+7)

Hành tinh Xanh lâm nguy

MTĐT -  Thứ hai, 29/04/2019 17:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Con người đã phá hủy khoảng hơn 120 triệu km2 rừng nhiệt đới - bằng diện tích của Vương quốc Bỉ, trong năm 2018.

Theo Sputnik, mới đây, trang Global Forest Watch - chuyên theo dõi tình trạng của các khu rừng toàn cầu công bố thông tin, con người đã phá hủy khoảng hơn 120 triệu km2 rừng nhiệt đới - bằng diện tích của Vương quốc Bỉ, trong năm 2018. Đây được cho là thiệt hại lớn thứ tư kể từ khi số liệu được cập nhật vào năm 2001.

Tỷ lệ phá hủy rừng trong năm 2017 cao hơn một chút, khi ước tính 169 triệu km2 rừng bị tàn phá, một phần là do các vụ hỏa hoạn. Các nhân tố làm giảm diện tích rừng mưa nhiệt đới trên toàn cầu bao gồm tình trạng chặt cây để làm nông nghiệp ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

"Các khu rừng trên thế giới hiện đang ở trong tình thế nguy hiểm. Sức khỏe của Trái đất đang bị đe dọa còn các động thái cứu rừng là không đủ", cô Frances Seymour thuộc Viện Tài nguyên Thế giới, tổ chức thực hiện nghiên cứu, khẳng định.

 60% rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Brazil. Ảnh: TTXVN.

Theo báo cáo, rừng mưa nhiệt đới là một phần của hệ sinh thái rừng toàn cầu và là môi trường sống cho nhiều loài động vật quý hiếm bao gồm đười ươi, khỉ đột, báo đốm và hổ. Rừng nhiệt đới cũng cực kỳ quan trọng để kiểm soát tình trạng biến đổi khí hậu vì chúng hấp thụ khoảng 1/3 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

"Rừng là lá chắn bảo vệ lớn nhất của chúng ta trước biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, nhưng nạn phá rừng đang trở nên tồi tệ hơn", ông John Sauven, giám đốc điều hành của tổ chức Greenpeace UK, cho biết.

"Cần phải có các hành động tá bạo để giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu này, bao gồm khôi phục lại những khu rừng bị mất. Nhưng chỉ khi chúng ta ngăn chặn được nạn chặt phá rừng", ông Sauven lưu ý.

Theo Tổ chức theo dõi rừng toàn cầu, 5 nước có diện tích rừng nguyên sinh suy giảm nhiều nhất thế giới là Brazil (13.500 km2), CHDC Congo (4.800 km2), Indonesia (3.400 km2), Colombia (1.800 km2) và Bolivia (1.500 km2).

Trong đó, Brazil là quốc gia đứng đầu danh sách các nước có diện tích rừng bị chặt phá nghiêm trọng nhất thế giới mặc dù tốc độ phá rừng tại quốc gia có diện tích lớn nhất Nam Mỹ này đã giảm 70% so với trước đây.

60% rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Brazil. Đây là quần thể rừng mưa nhiệt đới rộng nhất thế giới, hấp thụ lượng lớn khí CO2 và được xem là một tấm khiên sống bảo vệ Trái đất trước sự ấm lên toàn cầu. CHDC Congo đứng thứ 2 trong danh sách của GFW, mất 4.812km² rừng mưa trong năm 2018.

Các nhà hoạt động và các tổ chức phi chính phủ lo ngại rằng tình trạng phá rừng có thể gia tăng tại Brazil trong thời gian tới. Tân Tổng thống Jair Bolsonaro có quan điểm rằng Brazil nên chấm dứt chính sách "ngành công nghiệp trừng phạt" những vi phạm đối với môi trường, vốn là một trong các công cụ nhằm bảo vệ môi trường. Ông cũng kêu gọi xóa bỏ các lĩnh vực trong diện bảo tồn bản địa và một khu bảo tồn lớn trong rừng Amazon để khuyến khích phát triển kinh tế.

Trong khi đó, tỷ lệ chặt phá rừng ở Indonesia năm 2018 đạt mức thấp nhất trong 15 năm qua, nhờ áp dụng lệnh cấm phá rừng trên toàn quốc.

Các nhà khoa học cảnh báo với tốc độ suy giảm diện tích rừng nhiệt đới lớn như hiện nay, hành tinh Xanh “đang lâm nguy” bởi rừng lâu nay vẫn được coi là vũ khí mạnh nhất chống lại biến đổi khí hậu và tình trạng mất đa dạng sinh học.

Theo các nhà khoa học, tốc độ suy giảm rừng nhiệt đới đang ở mức báo động, tương đương với 30 sân bóng đá biến mất mỗi phút.

Đáng lo ngại, khoảng 1/3 diện tích rừng bị mất, tương đương 36.000 km2, là rừng nhiệt đới nguyên sinh – nơi có nhiều loài động vật hoang dã phong phú nhất hành tinh và là nơi hấp thụ nhiều khí CO2 vốn làm Trái Đất nóng lên.

Thống kê cho thấy, rừng hấp thụ khoảng 30% lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, với trên 11 tỷ tấn C02 mỗi năm.

Năm 2016 là năm có tốc độ rừng suy giảm lớn nhất, chủ yếu do hiện tượng El Nino và cháy rừng không được kiểm soát ở Brazil và Indonesia. Đó là chưa kể các nguyên nhân trong đó có việc phát triển ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Trước thực trạng trên, các nhà khoa học đã phải lên tiếng cảnh báo việc suy giảm diện tích rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh, đang khiến Hành tinh Xanh lâm nguy.

Với mỗi ha mất đi, con người lại tiến gần hơn tới viễn cảnh khủng khiếp của biến đổi khí hậu. Do đó, các nhà khoa học đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức cũng như tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hành tinh Xanh lâm nguy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành