Thứ sáu, 29/03/2024 02:46 (GMT+7)

Sông Mã - Sơn La: UBND huyện ra công văn xin “giải cứu” cát tặc?

MTĐT -  Thứ sáu, 03/04/2020 10:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù biết các mỏ khoáng sản đã “có chủ”, nhưng UBND huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) vẫn làm công văn 562/UBND-TNMT, “xin” UBND tỉnh Sơn La nhằm “bẻ lái” các quy định của pháp luật?

Dẹp nạn cát tặc

Đến nay, các mỏ cát trên địa bàn huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) đã có chủ. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La đã làm thủ tục với các doanh nghiệp trúng thầu trong lần tổ chức đấu thầu khai thác cát trên địa bàn huyện Sông Mã. Các doanh nghiệp trúng thầu đã tiến hành làm các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với phóng viên, một cán bộ của Sở TNMT Sơn La cho biết: Đến nay, công tác đấu thầu việc cấp quyền khai thác cát trên địa bàn huyện Sông Mã đã cơ bản hoàn tất. Việc đấu thầu các điểm mỏ khai thác cát là công khai, ai có năng lực, vốn đầu tư… thì đấu thầu theo quy định, công khai minh bạch.

Cũng theo cán bộ này, việc cấp quyền khai thác và đóng phí cho nhà nước sẽ chặn đứng được tình trạng nhức nhối bấy lâu nay trên địa bàn huyện Sông Mã bởi tình trạng khai thác cát tặc ồ ạt. Có những ngày, hàng trăm, hàng trăm xe tải 3,4 chân chạy ồ ạt mang cát đi bán. ở nhiều thời điểm khác nhau. Nhưng kể từ khi có đồng chí giám đốc Công an mới lên, thì tình trạng này gần như bị chặn đứng, không còn bị khai thác nữa.

Đi dọc theo quốc lộ lên cửa khẩu Chiềng Khương dọc lên đến Nà Nghịu, phóng viên nhận thấy, những nỗ lực của ngành công an và ngành TN&MT có nhiều chuyển biến. Các điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép đã không còn thấy máy móc, đầu nổ, dàn hút hoạt động.

Những chiếc xe chở cát từng 1 thời tung hoành ở Sông Mã

Tuy nhiên, hàng trăm bãi cát lớn – nhỏ dọc tuyết đường này lên với trữ lượng lên đến hàng chục nghìn mét khối, nằm dọc ven đường, trong các bãi của nhà dân, vẫn hiện hữu. Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị An, nhà ở huyện Sông Mã cho biết: Do bị truy quét mạnh, nên những bãi cát này không thể chở đi ra Sơn La bán được. Còn cứ “nằm im” đó thì còn không bị sao, chứ nếu chở là sẽ bị bắt ngay. Bởi vậy, các chủ bãi cứ để đó, chờ cơ hội thuận tiện sẽ “tẩu tán” những đống cát khổng lồ này.

“Mục sở thị” dọc tuyến, phóng viên nhận thấy những đống cát không lồ này có trữ lượng lên đến cả vạn khối cát, đứng nấp đằng sau là các “đầu bò” có máu mặt tại địa phương và được ai đó có thế lực ở địa phương “bảo kê” nên mới dám dùng tàu bè hút chất đống lên đây. Và cũng do có sự thay đổi về lãnh đạo nên các đối tượng này không kịp “tẩu tán” những đống cát khổng lồ đó.

Một điểm khai thác khác tại xã Chiềng Khoong

Trao đổi với phóng viên, luật sư Thu Phương (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) chia sẻ: Việc khai thác trái phép, không giấy tờ, hút nạo từ dưới lòng sông lên là trái các quy định của pháp luật. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La cần khởi tố vụ án về tình trạng khai thác khoáng sản này. Rồi kiểm kê, triệu tập tất cả các chủ bãi, người có đất đang cho tập tập kết vật liệu xây dựng trái phép trên đó để làm rõ theo đúng các quy định của pháp luật, có thế mới đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, luật sư Phương nhấn mạnh…

Xin chở… “cát tặc”

Trong lúc nỗ lực dẹp “cát tặc” của UBND tỉnh, Công an tỉnh Sơn La đang đi vào khuôn khổ, thì bỗng dưng UBND huyện Sông Mã bất ngờ ra văn bản “lạ” xin chở cát đi các công trình của huyện này.

Qua điều tra, phóng viên được biết: Ngày 26/3/2020, UBND huyện Sông Mã đã ký công văn số 562/UBND-TNMT, do Phó chủ tịch UBND huyện Cầm Thị Ngọc Yến ký. Với lý do “sử dụng cát để triển khai dự án cấp bách”. Với mục đích sử dụng cát trong bãi trên địa bàn huyện để thi công công trình.

Công văn lạ đời của UBND huyện Sông Mã

Về “công văn lạ” nói trên, Luật sư Nguyễn Thu Phương (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) phân tích: Việc UBND huyện Sông Mã ra văn bản để “xin” UBND tỉnh và Công an tỉnh Sơn La là việc làm không giống ai. Bởi, thực tế, cát Sông Mã là nằm dưới dòng sông. Không có mỏ cát nào nằm sẵn trên bờ cả. Đây thực chất là bãi cát mà những đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, hút lên và bỏ lại đây. Giờ không vận chuyển được nên mới viện ra cớ đó để nhằm tận dụng và sử dụng. Thứ hai, trong văn bản “xin” đó, UBND huyện Sông Mã viện dẫn chung chung các công trình phúc lợi công cộng của huyện cần cát để thi công (mà không nói rõ là cụ thể bao nhiêu công trình, mỗi công trình cần bao nhiêu khối cát, cụ thể từng danh mục). Đây là điều chưa rõ, lập lờ trong văn bản này!(?)

Luật sư Thu Phương nhận định, với thể loại văn bản này, UBND tỉnh Sơn La cần phải chỉ đạo, kiểm điểm làm rõ. Tại sao trên địa bàn lại có những bãi cát lạ đó, bởi từ trước cho đến nay, UBND tỉnh Sơn La chưa cấp quyền khai thác mỏ cho bất kể doanh nghiệp nào? Vậy do đâu mà có!? Chứ thực tế, đến nay đã có một số doanh nghiệp đấu thầu trúng quyền khai thác cát trên sông Mã như Công ty cổ phần Quỳnh Ngọc, vậy tại sao không đến doanh nghiệp này đề nghị mua cát, kể cả yêu cầu bán giá rẻ cho doanh nghiệp địa phương xây dựng, mà lại ra văn bản xin chở cát đi là có dụng ý gì? Ai sẽ kiểm soát việc chở cát này, nếu UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo cấp dưới cho phép vận chuyển cát?

Tiếp tục điều tra, phóng viên được biết: Mấy năm qua, huyện Sông Mã nổi lên là 1 địa bàn nhức nhối về “cát tặc”, đã có rất nhiều phản ánh về tình trạng trên. Nhưng sau đó, tất cả lại chìm vào vô vọng, cho đến khi có lãnh đạo công an mới chuyển về đây, tình trạng này mới vãn hồi.

Phải chăng, đã đến lúc cần phải chặt đứt những tình trạng vô phép và làm đúng các quy định của pháp luật trong khai thác khoáng sản, hơn là việc phóng bút ký liều!(?).

Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục phản ánh về vấn đề này, khi có phản hồi từ phía UBND tỉnh Sơn La. 

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Sông Mã - Sơn La: UBND huyện ra công văn xin “giải cứu” cát tặc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.