Thứ năm, 25/04/2024 18:00 (GMT+7)

Mường Nhé tăng cường bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Như Huy -  Thứ năm, 10/09/2020 11:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTT) Mường Nhé được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao vào loại nhất, nhì vùng Tây Bắc và là địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Điện Biên.

Năm 2008 UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 23/5/22008 phê duyệt dự án thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Mường Nhé với tổng diện tích vùng lõi là 45.581ha, nằm trên địa bàn 5 xã biên giới của huyện Mường Nhé bao gồm: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải Mường Nhé và xã Nậm Kè.

Năm 2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định 543/QĐ-UBND ngày 16/4/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về việc việc giao đất, giao rừng cho Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tích 45.581.

Thực hiện nhiệm vụ Đề án 79 (theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ) diện tích rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé điều chỉnh đưa ra ngoài vùng quy hoạch vùng lõi 920,90 ha thuộc địa bàn xã Nậm Kè.Theo đó, diện tích đất rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được giao quản lý theo Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 16/4/2009 sau điều chỉnh là 45.132,13 ha.

Năm 2014 Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất với tổng diện tích 44.309,89 ha; đối với diện tích là 822,24 ha diện tích đất rừng nằm trong vành đai biên giới không được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất.

Ngày 27/9/2016 UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 1199/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (huyện Mường Nhé) đến năm 2025, định hướng đến 2030 thì quy mô diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé sau khi rà soát điều chỉnh là 47.228ha, tăng thêm 1.647ha so với diện tích quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg.

Trong khu vực huyện và đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có khoảng 308 loài thực vật bậc cao thuộc 233 chi, 94 họ. Có những họ có số loài rất lớn như họ thầu dầu (19 loài), họ dâu tằm (18 loài), họ cúc (16 loài) , họ cỏ (16 loài), họ đậu (11 loài), họ dẻ (10 loài)....; trong đó có 29 loài thực vật quý hiếm trong sách Đỏ Việt Nam cần được bảo vệ, Số loài cây có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới là 4 loài, không có tên trong sách đỏ Việt Nam nhưng có tên trong sách đỏ thế giới là 6 loài. Điều này càng khẳng định sự đa dạng phong phú về số loài, số chi, số họ của khu hệ thực vật huyện Mường Nhé.

Trước đây khu hệ động vật rừng của huyện Mường Nhé cũng rất đa dạng và phong phú. Nhưng do diện tích rừng già ngày càng mất đi, môi trường sống bị thu hẹp, đặc biệt là nạn săn bắn chim thú rừng khó kiểm soát…đã làm cho nguồn tài nguyênnày những năm gần đây giảm sút về thành phần loài và số lượng cá thể. Theo thống kê  Khu bảo tồn có trên 400 loài động vật có xương sống trong đó có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 35 loài bò sát và 50 loài cá. Những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ có: Gấu chó, Gấu ngựa, Vượn bạc má, Voọc xám, các loài Hổ, Báo hoa mai, các loài Khỉ, các loài Rái cá, Công, Niệc cổ hung, Trăn Gấm…. Nhìn chung, khu hệ động, thực vật rừng khá đa dạng, phong phú và còn nhiều loài thuộc nhóm quý hiếm.

Qua kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và nghiệm thu rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2019: Diện tích có rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là: 35.052,56 ha; Diện tích đất chưa có rừng: 10.079,57 ha; Độ che phủ rừng đạt 77,67% tăng 8,67% so với năm 2014.  

Để có được kết quả trên, trong những năm qua, bằng rất nhiều nỗ lực và giải pháp hiệu quả, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng như sau:

Xác định tuyên truyền là một biện pháp quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy, công tác tuyên truyền đã được đơn vị thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách, quy định mới trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng đến toàn thể nhân dân vùng đệm: Kết quả từ năm 2014- nay đã tổ chức được 242 buổi với sự tham gia 10.045 lượt người; ngoài ra hằng năm đơn vị tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật lâm nghiệp và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các thành viên là nhóm nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng; phối hợp Đoàn thanh niên trường học tổ chức các buổi truyền thông về bảo vệ rừng; bảo tồn động vật hoang dã đối tượng là các em học sinh.

Xác định cháy rừng, xâm hại rừng là nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích và độ che phủ rừng, chính vì vậy Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chú trọng đầu tư về trang thiết bị, cơ chế chính sách trong công tác phòng chống cháy rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Hiện  nay các Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng đang ứng dụng hiệu quả phần mềm cảnh báo cháy rừng trực tuyến cục Cục Kiểm lâm; đồng thời tăng cường trực 24/24 giờ trong thời kỳ cao điểm mùa khô hanh để tuần tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời, không để cháy lan rộng. Do vậy diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây ra giai đoạn 2016-2020 giảm 35% so với giai đoạn 2011-2015.

Thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2018; Chỉ thị số 557/CT-BNN-TCLN ngày 25/01/2019 về việc tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp trên địa bàn được giao quản lý, tình hình quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn 2016-2020 được duy trì hiệu quả, công tác tăng cường quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.Tổng số vụ vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp giảm so gia đoạn 2011-2015 là 8 vụ, các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét tại các Khu bảo tồn được duy trì thường xuyên, ổn định.

Nhằm tiếp tục ổn định tình hình quản lý bảo vệ rừng, không để bùng phát điểm phá rừng, khai thác rừng trái phép và trở thành điểm nóng Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm – Công An – Quân sự - Bội đội Biên phòng đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc các nhóm nhận khoán thực hiện trách nhiệm bảo đảm thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký;

Thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên; huyện Mường Nhé giai đoạn 2016 - 2020. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất của cộng đồng vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn 5 xã Sín Thầu; Leng Su Sìn; Chung Chải; Mường Nhé; Nậm Kè gắn với kế hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; tập trung ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng để hỗ trợ nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa). Trong giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ: 6.200.000.000 đồng (mức hỗ trợ đầu tư 40 triệu đồng/bản). Góp phần giúp các bản vùng đệm dần hoàn thiện các tiêu chí, từng bước để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tiếp thực hiện có hiệu quả chính sách khoán bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cộng đồng bản vùng đệm góp phần tạo sinh kế cho cộng đồng làm tăng thu nhập, tạo động lực để nhân dân dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé trong cuộc sống thông qua hình thức khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng bản vùng đệm; tổ chức là đơn vị lực lượng vụ trang. Năm 2020, diện tích khoán bảo vệ rừng đối với 38 nhóm nhận khoán: 28.970,34 ha. Trung bình các hộ gia đình có thu nhập tiền công bảo vệ rừng cao nhất đạt trên 30 triệu đồng/năm; hộ gia đình tiền công bảo vệ rừng thấp nhất đạt 4-5 triệu đồng/năm. Từ năm 2018 đơn vị thực hiện chi trả tiền công bảo vệ rừng đối với các nhóm nhận khoán qua các loại giao dịch điện tử, tài khoản ngân hàng.

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp đơn vị có nguồn thu triển khai quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên là 60% nguồn kinh phí trong năm 2018; 2019; 2020.

Thời gian tới, Ban Quản lý KBT sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH cho người dân sống trong vùng đệm KBT; ứng dụng công nghệ thông tin và GIS vào công tác điều tra, giám sát ĐDSH; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn thực hiện hiệu quả hoạt động tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Đồng thời, có chính sách phù hợp thu hút sự đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như quốc tế trong việc thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học tại KBT, đặc biệt là các đề tài, dự án bảo tồn các loài động, thực vật quý, hiếm có giá trị bảo tồn cao; tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, môi trường và cán bộ làm công tác bảo tồn; tăng cường các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn ĐDSH, kiểm soát và bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm...

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra, yếu tố tiên quyết là phải sắp xếp ổn định dân cư các xã vùng đệm, vùng lân cận, sớm dịch chuyển các hộ gia đình, cá nhân hiện đang sinh sống, sản xuất và chăn thả gia súc trong vùng lõi KBT ra ngoài vùng đệm. Mặt khác, cần bổ sung đủ biên chế và tăng cường nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, nghiên cứu khoa học và bảo tồn ĐDSH.

Bạn đang đọc bài viết Mường Nhé tăng cường bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.