Thứ sáu, 26/04/2024 06:39 (GMT+7)

ĐBQH: Từ vụ nước sạch nhiễm dầu mới giật mình về an ninh nguồn nước

MTĐT -  Thứ năm, 11/06/2020 14:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 11/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

Theo báo Tiền phong, đề cập đến vấn đề môi trường nước, Uỷ viên Thương trực Uỷ ban KHCN&MT Trần Thị Quốc Khánh nêu vụ ô nhiễm nước sông Đà vừa qua, suýt gây nguy hại cho hàng triệu người dân Thủ đô.

Từ vụ việc trên, bà Khánh đề nghị phải có thêm quy định về an ninh nguồn nước. “Sau khi sự cố nước sông Đà xảy ra, từ Trung ương đến địa phương mới giật mình, vấn đề an ninh nguồn nước sơ hở quá”, đại biểu đoàn Hà Nội khuyến cáo.

Ủy viên Thường trực Ủy ban KHCN&MT Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: Quochoi.vn.

Theo đại biểu Khánh, vấn đề này không thể giao cho một mình TP Hà Nội, bởi trong Luật Thủ đô đã có quy định là đối với những công trình liên quan đến môi trường, giao thông vượt quá thẩm quyền của thành phố thì Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội. Riêng Luật Môi trường lần này, Đại biểu Khánh đề nghị phải có chế độ ưu đãi.

Theo báo Gia đình và xã hội, đại biểu Khánh nêu: "Nước hiện nay đang khan hiếm, phía trên thì Trung Quốc chặn, các công trình xả thải ra môi trường rất nhiều nên địa bàn Hà Nội muốn sử dụng được nguồn nước tuần hoàn thì cần có sự chỉ đạo từ Trung ương. Tôi đề nghị cần có thêm quy định để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nước", Đại biểu Khánh nêu.

Đại biểu cũng nhấn mạnh thêm: "Nếu chúng ta chỉ coi trọng nước mặt mà không coi trọng nguồn nước dưới đất thì dẫn đến ô nhiễm và cạn kiệt. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm cụ thể".

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cũng dẫn chứng về sự cố môi trường đối với nguồn nước Sông Đà năm 2019: "Tôi đề nghị phải có thêm quy định về an ninh nguồn nước. Chúng ta đã thấy năm 2019 xảy ra vấn đề ô nhiễm Đông Đà. Vấn đề này suýt nữa gây nên những hậu quả nguy hiểm cho hàng triệu người dân trên địa bàn Thủ đô".

Về bảo vệ không khí, theo bà Khánh, quy định như dự thảo còn chung chung, không rõ trách nhiệm cụ thể. Nhất là Hà Nội thời gian qua đã có nhiều cảnh báo ô nhiễm không khí, đề nghị người dân đóng cửa, không ra khỏi nhà...

“Chỉ 5 phút không thở được là đã sang thế giới bên kia rồi. Trong khi đó, quy định còn chung chung, xảy ra hệ lụy không biết kêu ai”, nữ đại biểu phản ánh.

Bà đề nghị phải bảo vệ môi trường không khí tốt hơn bằng cách bổ sung thêm trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể, Bộ TN&MT phải chịu trách nhiệm xử lý nơi nào xảy ra sự cố.

Nhấn mạnh quan điểm không chấp nhận hi sinh môi trường để phát triển kinh tế, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định, người Việt Nam được quyền sống trong môi trường trong lành. Muốn vậy, phải làm sao đón đầu dự án, tạo ra sản phẩm tốt từ nguồn vốn, dẫn dắt để phát triển kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng.

Theo ông Hà, luật sửa đổi lần này đã cắt giảm 40% thủ tục hành chính, nhưng không buông lỏng vấn đề môi trường. “Những lĩnh vực có tổng lượng thải lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao sẽ được khoanh lại với 17 nhóm quy định trong luật này. Từ đó quy định vấn đề hậu kiểm thay cho tiền kiểm. Cắt giảm 40% thủ tục hành chính là cắt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng”, ông Hà cho hay.

Còn về phân cấp quản lý, theo Bộ trưởng, sau này sẽ xác định luôn. Lĩnh vực gì thuộc về Quốc hội, Chính phủ, dự án lớn thì Bộ TN&MT chịu trách nhiệm. Còn dự án nào về an ninh quốc phòng do quốc phòng và công an phụ trách, các bộ, ngành khác không tổ chức bộ máy, nhân lực.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết ĐBQH: Từ vụ nước sạch nhiễm dầu mới giật mình về an ninh nguồn nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.