Thứ sáu, 29/03/2024 20:30 (GMT+7)

Điện mặt trời nổi trên hồ không dược dùng thiết bị gây ô nhiễm nước

MTĐT -  Thứ ba, 26/11/2019 14:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ TN&PTNN yêu cầu các tỉn khi quyết định chủ trương đầu tư đối dự án điện mặt trời nổi chỉ thực hiện ở vùng bán ngập của hồ chứa và công nghệ sử dụng không được ảnh hưởng đến môi trường nước.

Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp ký nêu rõ, các dự án điện mặt trời ở khu vực này cũng không được sử dụng ắc quy và các thiết bị có khả năng gây ô nhiễm trong khu vực lòng hồ; không gây cản trở cho việc vận hành công trình; không có hoạt động san lấp, tôn nền khu vực lòng hồ làm thay đổi quy mô, nhiệm vụ công trình.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn liên quan đến việc đánh giá tiềm năng, xây dựng, quản lý vận hành các dự án điện năng lượng mặt trời trong phạm vi bảo vệ hồ chứa thuỷ lợi với dự kiến sẽ ban hành vào đầu năm 2020.

Tuy nhiên, trong thời gian chưa có văn bản hướng dẫn, Bộ cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khi quyết định chủ trương đầu tư các dự án điện mặt trời trong phạm vi bảo vệ hồ chứa thuỷ lợi phải lưu ý vấn đề đảm bảo an toàn công trình và chất lượng nước hồ. Đặc biệt với các hồ chứa có nhiệm vụ cấp nước cho sinh hoạt, hồ sơ khảo sát nghiên cứu cần đánh giá tác động của việc che phủ mặt nước, tỷ lệ diện tích che phủ của tấm pin mặt trời so với diện tích mặt hồ.

Trên thực tế, sau khi các dự án điện mặt trời trên đất có sự đổ bộ đầu tư quá lớn, đã có những nhà đầu tư chuyển hướng sang làm các dự án điện mặt trời trên các hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi.

Đáng chú ý nhất trong số này là Dự án điện mặt trời trên hồ Dầu Tiếng của Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan) đầu tư có quy mô 420 MW, tổng mức đầu tư là 91.000 tỷ đồng tại vùng bán ngập của hồ Dầu Tiếng đã vận hành trước thời điểm 30/6/2019.

Vào tháng 9/2019, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã đề nghị Bộ Công thương xem xét, thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 8 dự án điện mặt trời trên hồ thủy điện Trị An vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2025. Tổng công suất của các Dự án này dự kiến gần 5.400MWp trên diện tích hơn 7.100 ha thuộc địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất.

Trong 8 dự án điện mặt trời trên lòng hồ Trị An được tỉnh trình lên Bộ Công thương có dự án Điện mặt trời Trị An 1 và 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư với công suất dự kiến của dự án khoảng 126 MWp.

Ngoài ra, có dự án Nhà máy điện mặt trời nổi Trị An Đồng Nai do Công ty TNHH Phước An (tỉnh Vĩnh Phúc) liên doanh với một số công ty đề xuất tại phần lớn diện tích nằm trên mặt hồ Trị An thuộc địa giới hành chính của huyện Định Quán với tổng công suất dự kiến lắp đặt 1.000 MWp trên 1.610 ha.

Dự án Nhà máy điện mặt trời nổi hồ Trị An do Công ty TNHH tư vấn công nghệ và đầu tư THT (Hà Nội) đề xuất tại huyện Định Quán với công suất dự kiến khoảng 1.500 MWp trên gần 1.700 ha; Dự án điện mặt trời Hồ Trị An do Công ty cổ phần Le Delta (Hà Nội) đề xuất tại huyện Vĩnh Cửu với công suất khoảng 1.000 MWp trên diện tích khoảng hơn 1.200 ha; Dự án Nhà máy điện mặt trời VNT trên hồ Trị An do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đề xuất tại một số xã thuộc các huyện Thống Nhất, Định Quán với công suất dự kiến khoảng 600 MWp.

Các dự án còn lại đều có công suất khoảng 50 MWp trở lên.

Mới đây nhất, ngày 23/11, Công ty TNHH Đầu tư Năng lượng Tự nhiên DTD và Công ty TNHH Phát triển Năng lượng CY đã tổ chức lễ động thổ triển khai dự án và ký kết tổng thầu EPC xây dựng 2 nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 và Tầm Bó tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng mức đầu tư 2 dự án này khoảng 1.500 tỷ đồng.

Theo Đầu tư

Bạn đang đọc bài viết Điện mặt trời nổi trên hồ không dược dùng thiết bị gây ô nhiễm nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới