Thứ sáu, 26/04/2024 06:09 (GMT+7)

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Bình Dương

Duy Chí -  Thứ hai, 23/03/2020 08:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sòng phẳng với thiên nhiên - Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Bình Dương

Trong tự nhiên nước vốn tuần hoàn. Vì vậy từ lúc khai thác, sử dụng cho đến khi trả nước về lại tự nhiên, nó phải được làm sạch như ban đầu. Đây là cách làm vừa mang tính sòng phẳng đúng quy luật “Vay - Trả” giữa con người với thiên nhiên, cũng vừa là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu mà tỉnh Bình Dương đã kiên trì thực hiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu vốn vẫn làm được nhiều công trình

Ngày 22-3 hàng năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn là Ngày Nước thế Giới. Xác định nguồn nước ngọt là tài nguyên quý giá của con người và có hạn nên mỗi năm ngày Nước Thế Giới có một chủ đề riêng. Chủ đề năm 2020 là “Nước và Biến đổi khí hậu”.

Ông Hồ Minh Phương, nguyên Phó Bí thư Tỉnh Ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997-2004 nhớ rõ: Xin được chủ trương làm khu công nghiệp là mừng lắm, nhưng cũng rất lo vì các nguồn vốn đầu tư ngành dọc như cấp thoát nước đều bị cắt. Được tỉnh giao nhiệm vụ phát triển hạ tầng cấp thoát nước phục vụ sinh hoạt và phát triển công nghiệp, lãnh đạo Công ty Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương (nay là Công ty cổ phần nước Môi trường Bình Dương Biwase) biết mình vừa nghèo vừa khó nên đã kiên trì đeo bám từ các bộ ngành trung ương đến các tổ chức quốc tế để tìm nguồn vốn về cho tỉnh.

Nhà máy nước Dĩ An sử dụng vốn vay ODA

Nhận lãnh nhiệm vụ tỉnh giao đã gần 30 năm, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Biwase vẫn không quên: Tỉnh Bình Dương lúc đó được xếp vào nhóm nghèo nhất nước. Chỉ có vài cơ quan nhà nước khu vực Thị xã Thủ Dầu Một cùng ít hộ dân gần nhà máy là được xài nước máy nhưng rất yếu vì hệ thống cũ kỹ, thất thoát quá lớn trên 35%, nguồn nước lấy từ giếng khoan công suất không đáp ứng được yêu cầu... Trong khi đó phía Singapore đặt yêu cầu với lãnh đạo tỉnh: Muốn phát triển công nghiệp thì phải bảo đảm nước sạch cho đời sống dân cư và sản xuất công nghiệp.

Tỉnh cấp cho công ty 5 tỷ đồng để hoạt động, đồng thời giới thiệu vay 10 tỷ đồng từ Quỹ Đầu tư trung ương. Có tiền nhưng lòng không mừng vì số tiền đó quá nhỏ so với yêu cầu đầu tư. Nếu tính toán không kỹ, hoạt động không hiệu quả thì lãi suất sẽ đè chết công ty chỉ trong thời gian ngắn. “Bụng đói gối phải bò”. Dùng ngay số tiền đã có để đầu tư trước 10/30 Km đường ống chính phục vụ nhu cầu nước sạch dân cư tại Thủ Dầu Một, sẵn sàng cấp nước cho khu công nghiệp kiểu mẫu đầu tiên của cả nước VSIP tại Thuận An.

Suối Lồ Ồ - Dĩ An, công trình có ý nghĩa quan trọng về bảo vệ môi trường kết hợp chỉnh trang đô thị do Biwase thực hiện


Trong lúc ở nhà triển khai thi công thì mình tiếp tục đeo bám Trung ương để xin tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ OECD, ODA...để xây dựng nhà máy. Nhà máy đầu tiên sử dụng vốn vay là Thủ Dầu Một phục vụ dân cư, kế đến là Dĩ An phục vụ phát triển công nghiệp.
Ông Hồ Minh Phương nhận xét: Lãnh đạo cho Biwase vay tiền về và làm đúng theo mục đích yêu cầu đề ra. Các bước triển khai đều mời trung ương, các nhà tài trợ đến tham quan, chứng kiến. Công trình hoạt động hiệu quả, trả nợ đúng thời hạn, được tín nhiệm nên khá thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn, công trình cứ tiếp nối công trình. Bây giờ ngành cấp thoát nước Bình Dương đã đứng tóp đầu cả nước và còn hỗ trợ các tỉnh lân cận trong việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp.

Giữ tháng 2 vừa qua một tin vui không chỉ của riêng Công ty Biwase mà là niềm vinh hạnh của tỉnh Bình Dương là Đại diện Ngân hàng Châu Á ADB đã đến thông qua lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương về việc tổ chức tài chính này cho Công ty Biwase vay vốn phát triển nhiều nhà máy nước, nhà máy xử lý nước thải nhưng không qua bảo lãnh chính phủ như trước đây. Đại diện ADB cũng cho biết: “Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước được thí điểm thực hiện quy chế này”.

Đoàn công tác Ngân hàng châu Á ADB làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về cơ chế cho vay giữa ngân hàng với doanh nghiệp không qua bảo lãnh chính phủ


Thích ứng với biến đổi khí hậu

Là người trực tiếp hỗ trợ tỉnh Bình Dương thực hiện nhiều dự án cấp thoát nước, phát triển cơ sở hạ tầng, ông Cao Lại Quang, nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng từng nhận xét: Một phần do bị động về nguồn vốn nên nhiều đô thị trên cả nước phát triển thiếu chiều sâu quy họach, không đồng bộ. Dễ thấy nhất là tình trạng thoát nước kém dẫn đến ngập úng cục bộ, không phải vào mùa mưa nhưng đô thị vẫn bị ngập do ảnh hưởng triều cường.

Kênh Ba Bò với dòng nước trong xanh thể hiện quyết tâm của tỉnh Bình Dương về “Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”.


Nhờ có tầm nhìn xa từ lãnh đạo tỉnh và sự tích cực, quyết tâm của ngành cấp thoát nước, đô thị Bình Dương cơ bản tránh được những lỗi mà các đô thị trên cả nước đang mắc phải nhờ hệ thống hạ tầng được quy hoạch, đầu tư và phát triển đồng bộ, phù hợp với cam kết “Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”. Bên cạnh nhiều nhà máy cung cấp nước sạch bảo đảm công suất, được nối mạng hiện đại, Bình Dương đã đầu tư xây dựng vận hành có hiệu quả nhiều nhà máy thu gom xử lý nước thải sinh hoạt vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước mặt của 2 con sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, vừa góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên đường xây dựng và phát triển đô thị văn minh, hiện đại, Bình Dương đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Horasis, là thành viên của Hiệp hội đô thị thông minh thế giới, đồng thời đang tập trung đầu tư phát triển Trung tâm thương mại thế giới, đòi hỏi hệ thống hạ tầng, trong đó có hạ tầng cấp thoát nước và xử lý nước thải. Ông Trần Chiến Công, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nước Môi trường Bình Dương Biwase cho hay: Trong năm 2020 hệ thống trạm bơm nâng khu vực thành phố mới Bình Dương sẽ hoàn thành, bảo đảm toàn bộ nước thải sinh hoạt tại đây được thu gom, đưa về nhà máy xử lý.

Phối cảnh Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại Thành phố mới Bình Dương

Như vậy nước thải sinh hoạt khu vực đô thị phía Nam gồm Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Thuận An, Dĩ An và một phẩn Thị xã Tân Uyên đã được thu gom xử lý. Bước đầu nhiều kênh rạch trước đây bị ô nhiễm đã được phục hồi; bức xúc về nước, thoát nước tại nhiều khu dân cư, khu nhà trọ tập trung đã được giải quyết.

Ông Nguyễn Minh Đức, nguyên Bí thư Tỉnh Ủy Bình Dương nhận xét: Tôi đánh giá rất cao về quá trình xây dựng, phát triển và hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase. Có thể nói đây là đơn vị kinh tế đi từ không đến có. Bây giờ nói đến Biwase thì cả nước đều biết về năng lực cấp thoát nước. Không chỉ vậy, công ty còn làm tốt các vấn đề cảnh quan môi trường đô thị như thu gom xử lý chất thải, rác thải, xây dựng hoa viên nghĩa trang, làm đẹp cuộc sống.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm (bìa phải) thăm nhà máy điện sử dung khí biogas từ rác thải tại Chi nhánh xử lý rác thải Biwase

Bàn về chủ đề Nước và biến đổi khí hậu nhân Ngày Nước Thế Giới 2020, người anh cả của ngành cấp thoát nước tỉnh Bình Dương, Thạc sĩ Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch Hôi đồng quản trị Công ty cổ phần Nước Môi trường Bình Dương Biwase nói gọn: “Cần phải sòng phẳng với thiên nhiên”. Ví dụ: Con người lấy từ thiên nhiên nguồn nước sạch để sử dụng thì phải trả lại thiên nhiên đúng như ban đầu để con cháu chúng ta sau này không phải “trả nợ” do chúng ta gây ra”!

Nước ngầm ở Bình Dương phục hồi nhanh
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết: Trước đây tỷ lệ sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức, khu vực Sóng Thần – Dĩ An mỗi năm từ vài Cm. Từ khi tỉnh có chính sách hạn chế và ngưng khia thác nước ngầm tại một số nơi cụ thể nhờ có hệ thống nước cấp, mực nước ngầm đo được tại khu vực Sóng Thần đã dần hồi phục nhanh.
Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Bình Dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.