Thứ năm, 25/04/2024 12:33 (GMT+7)

Góp ý sửa đổi Thông tư số 75 liên quan đến giá nước

Đặng Nam -  Thứ tư, 24/06/2020 16:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính góp ý sửa đổi Thông tư liên tịch số 75/2012. Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định… giá tiêu thụ nước sạch.

Ngày 24/6/2020, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam có văn bản số 83/HCTNVN-BCS gửi Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính về việc góp ý sửa đổi Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT; Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định… giá tiêu thụ nước sạch. Cụ thể :

  1. Thông tư 75 được ban hành đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành nước, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như vào sự phát triển của ngành nước trong thời gian qua. Thông tư được nghiên cứu, xây dựng công phu từ Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và PTNT và có thời gian xây dựng ít nhất là 2 năm trước khi ban hành, vì vậy việc điều chỉnh Thông tư cần được xem xét thận trọng, khách quan, đồng bộ; góp phần nâng cao tính minh bạch, giảm thủ tục hành chính, phân rõ trách nhiệm/thẩm quyền, bảo đảm lợi ích của các bên đồng thời phù hợp với yếu tố đặc thù của hoạt động ngành nước, lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành nước góp phần thúc đẩy ngành nước tiếp tục phát triển.
  2. Khái quát kết quả bước đầu đạt được và một số nội dung của Thông tư 75 còn phù hợp:

       2.1 Về tuân thủ các quy định của Thông tư 75:

       - Quyết định giá tiêu thụ nước sạch phần lớn các địa phương đều đã tuân thủ các quy định của Thông tư 75.

       - Mức giá nước sạch sinh hoạt bình quân đều tuân thủ quy định tại Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 8 tháng 5 năm 2012 do Bộ Tài chính ban hành.

       - Nhiều địa phương đã ban hành quyết định về lộ trình điều chỉnh giá hàng năm và thực hiện việc điều chỉnh giá đã có tác dụng làm cho giá nước tiếp cận dần với sự biến động của chi phí sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng hàng năm... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành nước chủ động xây dựng chiến lược tài chính nói riêng, chiến lược sản xuất kinh doanh nói chung cả ngắn hạn và dài hạn đồng thời có nguồn lực để xây dựng các phương án cải tạo, xây mới hoặc mở rộng phạm vi phục vụ để có nhiều người dân trên địa bàn được sử dụng nước.

  • Một số nội dung của Thông tư 75 còn phù hợp:
  1. Khoản 1 Điều 3: “Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất hợp lý, giá thành toàn bộ trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ (bao gồm cả chi phí đấu nối)... trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công bố hoặc ban hành... Quy định này hoàn toàn hợp lý đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và khách hàng...
  2. Khoản 2 Điều 3: “Giá tiêu thụ nước sạch của đơn vị cấp nước không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt đối tượng sử dụng nướcđược xác định cho từng mục đích sử dụng nước khác nhau
  3. Quy định tại Khoản 1 Điều 5 thể hiện tính nhất quán và logic với khoản 1 Điều 3.
  4. Điều 6. Phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch (giá bán lẻ) bình quân. Tại Điểm c, Khoản 1: Quy định cụ thể tỷ lệ hao hụt áp dụng cho từng thời kỳ, đến năm 2020: 18%. Đây là một tỷ lệ hợp lý bởi đến nay, tỷ lệ thất thoát của các doanh nghiệp cấp nước ở Việt Nam trung bình khoảng >=18%. Để đạt được con số này, các doanh nghiệp cấp nước đã phải nỗ lực rất lớn trong việc quản lý, đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại mới có khả năng duy trì tỷ lệ thất thoát ở mức 18%. Thông tư 75 quy định đến năm 2020 tỷ lệ hao hụt 18% thì vẫn còn phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với Quyết định 2147/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025. Từ năm 2025 tỷ lệ hao hụt còn 15%. Để giảm thêm 3% là điều không dễ, các doanh nghiệp ngành nước sẽ phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
  5. Các nội dung quy định tại Điều 7. Phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch cho từng mục đích sử dụngvề cơ bản vẫn còn phù hợp với tình hình hiện tại.

     III. Một số bất cập/hạn chế cơ bản trong quá trình thực hiện Thông tư 75:

Ảnh minh hoạ: Nguồn internet

  • Trong khi có nhiều địa phương ban hành quyết định về giá tiêu thụ nước sạch đã tuân thủ nguyên tắc mà Thông tư 75 hướng dẫn thì vẫn còn một số địa phương quyết định giá tiêu thụ nước sạch chưa thực hiện đúng nguyên tắc tính đúng, tính đủ. Mặt khác khi phê duyệt mức giá thấp hơn giá tính đúng, tính đủ thì chưa có địa phương nào sử dụng ngân sách địa phương để bù đắp phần chênh lệch này cho đơn vị cấp nước.
  • Nhiều địa phương chưa ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật cho toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ nước sạch làm cơ sở để quản lý và là căn cứ để tính giá, định giá theo quy định của pháp luật gây nên những khó khăn trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án giá.
  • Thông tư 75 không quy định cụ thể trình tự, thời gian trong việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án và quyết định giá tiêu thụ nước sạch do vậy trong thời gian qua việc tính toán, xây dựng phương án giá đặc biệt bước thẩm định phương án giá và quyết định ban hành kéo quá dài (đến 5-6 tháng) thậm chí có khi đến hàng năm dẫn đến khi giá được duyệt xong đã trở nên lạc hậu so với biến động của một số yếu tố chi phí cấu thành giá.
  • Thông tư 75 quy định UBND cấp tỉnh phải ký kết lộ trình điều chỉnh giá tiêu thụ nước nhưng các Bộ chưa có hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc, phương pháp xây dựng lộ trình điều chỉnh giá dẫn đến sự lúng túng thiếu sự thống nhất giữa các địa phương .
  1. Góp ý một số nội dung cơ bản để định hướng cho việc triển khai xây dựng Thông tư 75 theo CV số 1640/BTC-QLG ngày 18 tháng 2 năm 2020.

    Ảnh minh hoạ: Nguồn internet

           Nội dung 1.1: Thống nhất sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Thông tư.

Nội dung 1.2: Nguyên tắc xác định giá tiêu thụ nước sạch:

Trong Điều 3 của Thông tư 75 đã quy định:

  1. Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất hợp lý, giá thành toàn bộ trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ (bao gồm cả chi phí đấu nối)... trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công bố hoặc ban hành...
  2. Giá tiêu thụ nước sạch của đơn vị cấp nước không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt đối tượng sử dụng nước...được xác định cho từng mục đích sử dụng nước khác nhau...

Các quy định này cho đến nay vẫn phù hợp đề nghị không nên thay đổi.

Nội dung 1.3. Nguyên tắc điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch: Thông tư 75 vẫn còn phù hợp, đề nghị không nên sửa đổi, bổ sung.

Nội dung 1.4. Sửa đổi, bổ sung phương pháp xác định giá:

  1. Về bổ sung nguyên tắc chung: “Giá nước sạch được xây dựng trên cơ sở chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ lấy theo chi phí của năm trước liền kề theo báo cáo tài chính của đơn vị”. Hiện nay, trên địa bàn một địa phương, số lượng đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch là khá lớn. Mỗi đơn vị có cấu trúc chi phí không giống nhau phụ thuộc vào địa bàn kinh doanh, địa bàn đặt nhà máy sản xuất nước, chất lượng nguồn nước đầu vào... do vậy, cơ sở xây dựng giá nước trên chi phí... của từng đơn vị để xác định giá nước sạch cho toàn địa bàn là khá phức tạp, cần phải có nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề này.
  2. Bổ sung phương pháp xây dựng giá tạm tính trong trường hợp dự án đã sẵn sàng cấp nước nhưng chưa quyết toán giá trị đầu tư: Thống nhất nên xây dựng đặc biệt lưu ý cho các dự án với chủ trương đầu tư là sản xuất nước chủ yếu phục vụ bán buôn cho các đơn vị lưu thông phân phối.
  3. c) Thống nhất gộp phương pháp xác định tổng chi phí cho các khu vực theo phạm vi đã được điều chỉnh.
  4. Tỷ lệ hao hụt: Tuân thủ theo Quyết định 2147/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025. Năm 2020 là 18% và từ năm 2025 tỷ lệ hao hụt còn 15%. Để giảm thêm 3% là điều không dễ, các doanh nghiệp ngành nước sẽ phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
  5. Dự kiến bổ sung “Quy định về định mức tỷ lệ lợi nhuận định mức tối đa trên giá thành”. Quy định này không phù hợp do thực tế khi phê duyệt giá nước không tỉnh thành nào phê duyệt tỷ lệ lợi nhuận định mức cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các đơn vị có thể tiết giảm chi phí, ứng dụng công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh. Nếu bổ sung quy định tỷ lệ này sẽ là một rào cản khiến doanh nghiệp cấp nước không muốn có kết quả kinh doanh tốt. Mặt khác theo quy định hiện hành Nước sạch không phải mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá (theo văn bản nào?). Đề xuất bỏ quy định tỷ lệ lợi nhuận định mức tối đa chỉ quy định định mức tối thiểu....
  6. Giá bán buôn: Cần thiết phải bổ sung nhưng cần có nghiên cứu kỹ hơn.
  7. Biểu giá tiêu thụ nước sạch: Đề nghị giữ nguyên như Thông tư 75.

Nội dung 1.5. Bổ sung về thẩm quyền: nên nói rõ như sau: “Sở Tài chính là đơn vị tham mưu trình UBND tỉnh phương án giá của đơn vị sản xuất-kinh doanh nước sạch”

Trong quá trình thực hiện Thông tư 75 còn rất nhiều nội dung cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi để hoàn thiện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam sẽ có ý kiến vào bản dự thảo cụ thể của dự thảo Thông tư sau này.

  1. Về thẩm quyền ban hành Thông tư:

Thông tư 75 được ban hành dựa trên nhiều văn bản cho đến nay đã hết hiệu lực thi hành (chỉ còn NĐ117/NĐ124 và QĐ số 2147 của Thủ tướng Chính phủ), mặt khác theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không còn hình thức thông tư liên tịch giữa các Bộ..., chính vì vậy việc sửa đổi, bổ sung Thông tư để ban hành một Thông tư mới cho phù hợp với các pháp luật mới là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của văn bản.

5.1 Về phương pháp định giá:

  1. a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Luật Giá)
  2. b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Giá).

Để thực hiện nhiệm vụ này trong chức năng, nhiệm vụ của các Bộ liên quan cũng đã quy định:

- Bộ Xây dựng quản lý cấp nước đô thị và khu công nghiệp trong đó “Hướng dẫn phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch...; kiểm tra việc thực hiện” tại đô thị và khu công nghiệp (quy định tại điểm a khoản 8 Điều 2 Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng)

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn (quy định tại điểm b, i,… khoản 13 Điều 2 Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

5.2  Về khung giá

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá đối với nước sạch sinh hoạt. (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá). Năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 88/BTC-TT, sau 8 năm thực hiện cũng đã có nhiều thay đổi, nhân dịp này kính đề nghị Bộ Tài chính cho nghiên cứu sửa đổi Thông tư này.

Căn cứ các quy định hiện hành đề nghị Bộ Tài chính đề xuất giao cho cơ quan nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 75 đúng thẩm quyền./.

Bạn đang đọc bài viết Góp ý sửa đổi Thông tư số 75 liên quan đến giá nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới