Thứ bảy, 20/04/2024 13:03 (GMT+7)

Hà Nội: Trung tâm kiểm soát bệnh tật có “vừa đá bóng vừa thổi còi”?

Tiêu Diệp - Doãn Kiên -  Thứ bảy, 19/10/2019 07:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát chất lượng nước lại vừa ký hợp đồng dịch vụ giám sát vệ sinh chất lượng nước. Đó là thực trạng đang diễn ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội.

LTS: Sự cố nhà máy nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải trong những ngày qua đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước nói chung, của thủ đô Hà Nội nói riêng. Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng trong việc siết lại quy trình kiểm soát, phòng ngừa những sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Vừa qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã triển khai chuyên đề "Nước sạch – An ninh nguồn nước và các vấn đề pháp lý". Qua thời gian triển khai cũng như làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sản xuất nước sạch thấy rằng việc kiểm soát chất lượng nước còn nhiều lỗ hỏng dễ dẫn tới khả năng mất kiểm soát. Môi trường và Đô thị Việt Nam xin gửi tới đọc giả cái nhìn toàn cảnh về công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước trước khi cung cấp tới khách hàng là người dân.

Quy định chặt chẽ

Nước sạch là sản phẩm hàng hóa đặc biệt vì vậy công tác kiểm tra, giám sát cũng được quy định chặt chẽ. Theo quy định của Nhà nước hiện nay thì Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 1/6/2019.

Trước đó, là Thông tư 50/2015/TT-BYT Quy định kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, cũng có những quy định tương tự.

Trung tâm KSBT (trung tâm y tế dự phòng Hà Nội)

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra (ngoại kiểm) việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước. Trong đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) có trách nhiệm: Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước từ 1000m3/ngđ trở lên. Với 99 thông số kỹ thuật nhóm A, B. Số lượng lấy mẫu từ 3 mẫu trở lên. Trong trường hợp có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh: có thể tăng số lượng mẫu nước lấy tại các vị trí khác nhau để thử nghiệm.

Kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước (trường hợp không có trang thông tin điện tử, đơn vị cấp nước phải dán thông báo trước cổng trụ sở).

Ký hợp đồng dịch vụ

Tuy nhiên, trên thực tế TTKSBT đóng cả 2 vai vừa là cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng nước lại trực tiếp ký hợp đồng dịch vụ giám sát vệ sinh, chất lượng nước cho các đơn vị mình đang là cơ quan có thẩm quyền trong công tác này (Được UBND Tp Hà Nội bố trí ngân sách thực hiện nhiệm vụ được giao).

Phải thẳng thắn với nhau rằng việc TTKSBT làm xét nghiệm chất lượng nước cho các tổ chức, cá nhân không liên quan đến nhiệm vụ được giao là hoàn toàn chính đáng khi họ có đủ điều kiện về con người, phương tiện máy móc đạt chuẩn. Tuy nhiên, việc làm dịch vụ ở đây lại cho chính các đơn vị sản xuất nước sạch do TTKSBT là cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát.

Phiếu kết quả thử nghiệm mà Trung tâm KSBT Hà Nội ký với nước sạch Sông Đà.

Ngày 10/10, Nhóm PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với TTKSBT Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội).

Trước câu hỏi của phóng viên về việc TTKSBT là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát chất lượng nước lại ký hợp đồng dịch vụ với các đơn vị sản xuất nước trên địa bàn thành phố Hà Nội việc này có thực sự minh bạch, khách quan.

Bà Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Giám đốc Trung tâm khẳng định: Việc này được thực hiện hoàn toàn độc lập, minh bạch, không có chuyện cơ quan nhà nước vừa nội kiểm, vừa ngoại kiểm tiếp tay, móc nối với doanh nghiệp làm sai, các khoa xét nghiệm (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội-PV) không có sự can thiệp.

Theo hợp đồng số 53 giữa Cty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và TTKSBT (do bà Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó giám đốc TTKSBT ký về giám sát vệ sinh chất lượng nước năm 2019.

Giá trị hợp của hợp đồng này lên tới 245.852.000 đồng. Trong đó ghi rõ chi phí xét nghiệm 74 mẫu mức độ A và 31 chỉ tiêu mức độ A, B với 5 vị trí lấy mẫu (tương ứng với 5 giếng ngầm của công ty nước sạch Hà Đông-PV).

Giá trị hợp đồng với đơn vị sản xuất nước sạch Hà Đông năm 2019.

 Còn ban đầu bà Anh cho rằng các đơn vị sản xuất nước sạch tự đưa mẫu đến nhưng trong hợp đồng lại thể hiện Trung tâm xuống lấy mẫu bà Anh giải thích: Đơn vị yêu cầu chúng tôi xuống lấy mẫu làm xét nghiệm nội kiểm thì chúng tôi xuống lấy mẫu.Cho dù bà Anh cho rằng việc xét nghiệm này là độc lập, minh bạch nhưng, ngay tại buổi làm việc PV đã chỉ ra những bất thường trong phiếu kiểm tra ngoại kiểm. Bà Anh cho rằng: Việc phiếu xét nghiệm nội kiểm có trong báo cáo ngoại kiểm là do sự nhầm lẫn của cán bộ chuyên môn.

Bà Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó giám đốc Trung tâm KSBT.

 Quy trình lấy mẫu cũng còn nhiều nghi vấn về tính xác thực của việc đi lấy mẫu nước. Ông Nguyễn Kiên Trung, Phó Trưởng khoa sức khỏe môi trường, y tế trường học cho rằng: Việc lấy mẫu chỉ cần có đơn vị lấy mẫu và cán bộ trung tâm kiểm soát bệnh tật xác nhận là được?

Người dân Hà Nội vô cùng hài lòng khi thấy các phiếu kết quả thử nghiệm của TTKSBT làm dịch vụ cho các đơn vị đều có chỉ số “rất đẹp” luôn nằm trong giới hạn cho phép.

Còn trong các phiếu kết quả thử nghiệm ngoại kiểm của Trung tâm bà Anh cho biết: Có đơn vị nhiều chỉ số vượt ngưỡng nhưng chúng tôi không có chức năng xử phạt chỉ gửi kết quả cho đơn vị sản xuất khắc phục.

Và cho dù Nhóm PV đặt lịch làm việc qua Sở Y tế từ nhưng sau buổi làm việc Trung tâm KSBT đã không cung cấp tài liệu theo đề nghị của PV.

Bà Anh thì cho rằng: Các kết quả xét nghiệm đã được gửi cho đơn vị sản xuất, cơ quan chủ quản và Sở Xây dựng… còn việc cung cấp tài liệu phải về báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo?

Sau rất nhiều lần hẹn Nhóm PV mới được gặp ông Lê Văn Du, Phó phòng Hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) nhưng chỉ trong thời gian 5 phút. Trước câu hỏi của PV về việc Trung tâm KSBT ký hợp đồng dịch vụ với đơn vị sản xuất nước sạch liệu kết quả có khách quan, minh bạch, ông Du cho biết: Chức năng ngoại kiểm là của cơ quan quản lý nhà nước, chức năng nội kiểm là của đơn vị sản xuất họ có thể thuê Trung tâm KSBT hoặc bất kỳ một cơ quan nào khác có đủ điều kiện để làm việc này.

Ông Lê Văn Du, Phó trưởng phòng Hạ tầng Sở Xây dựng trao đổi với PV.

Như vậy có phải vừa đá bóng vừa thổi còi không? ông Du cho rằng: Cái này chúng tôi không phải là cơ quan kiểm soát về chất lượng, cơ quan không phải là người giám sát nên tôi không thể trả lời vấn đề đó.

Với những gì đang diễn ra, vấn đề ô nhiễm nguồn nước đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng vạn con người và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường xung quanh. Đã đến lúc chúng ta phải sòng phẳng và công khai rõ ràng mọi vấn đề về sử dụng nguồn nước sạch tới người dân.

Bài 2: Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông có đảm bảo chất lượng?

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Trung tâm kiểm soát bệnh tật có “vừa đá bóng vừa thổi còi”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ