Thứ sáu, 26/04/2024 03:16 (GMT+7)

Tăng giá dịch vụ thoát nước: Sẽ không gây nhiều xáo trộn

MTĐT -  Thứ sáu, 21/08/2020 16:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo đại diện Sở Xây dựng TP.HCM, phương án tăng trung bình mỗi năm 5% được đánh giá khả thi, đảm bảo không gây ra nhiều xáo trộn, tác động xã hội.

Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã gửi UBND TP.HCM Tờ trình của Sở Xây dựng về việc ban hành giá dịch vụ thoát nước ở TP.HCM giai đoạn 2020 - 2024 sau khi lấy ý kiến nhiều sở ngành liên quan.

Theo đó, giá dịch vụ thoát nước bình quân năm 2020 trên mỗi m3 là 1.430 đồng (chưa gồm thuế giá trị gia tăng); năm 2021 là 2.033 đồng; năm 2022 là 2.694 đồng; năm 2023 là 3.426 đồng và có mức 4.237 đồng vào năm 2024.

Việc thu phí sẽ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước) có xả nước thải vào hệ thống thoát nước trên thành phố.

Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước thải được để lại 1% để dành chi trả cho dịch vụ đi thu; đóng các loại thuế và nghĩa vụ tài chính (nếu có). Phần còn lại nộp vào ngân sách để đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước...

Sẽ có lộ trình cụ thể

Liên quan đến đề xuất trên, mới đây, trao đổi với Vnexpress, ông Đặng Phú Thành, Trưởng phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Xây dựng TP HCM, người chủ trì, xây dựng đề án thu phí dịch vụ thoát nước từ nay đến năm 2024 cho biết, việc thu phí thoát nước thực hiện theo Nghị định 80/2014 của Chính phủ, quy định trách nhiệm về lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ thoát nước.

Trên cơ sở đó ngày 23/4/2014, Thành ủy TP.HCM giao cho Trung tâm điều hành chống ngập nước (nay thuộc Sở Xây dựng) phối hợp Sở Tài chính thực hiện thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Từ đó đến nay, chúng tôi phối hợp với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu, xây dựng và đề xuất giá dịch vụ thoát nước.

Dự thảo đã đưa ra ba phương án đề xuất thu phí thoát nước để tham vấn các sở ngành và Ngân hàng Thế giới. Trong đó phương án tăng trung bình mỗi năm 5% được đánh giá khả thi, đảm bảo không gây ra nhiều xáo trộn, tác động xã hội.

Theo ông, Sở Xây dựng thuê đơn vị tư vấn, lấy ý kiến sở ngành, cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra mức giá dịch vụ thoát nước. Chúng tôi đưa ra mức giá dựa theo quy chuẩn tính toán của Nghị định 80 và các quy định của Bộ Xây dựng. Với phương án được chọn, chúng tôi lấy giá nước sạch, cộng với mức thu phí môi trường đang thu bằng 10% giá cấp nước để đưa ra mức phí thoát nước năm 2020 là 15%.

Mức giá dựa trên chi phí sản xuất được tính đủ khi xử lý cho một m3 nước thải. Chí phí xử lý gồm vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống thoát nước; các chi phí khấu hao xe, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình được đầu tư để phục vụ công tác thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; các chi phí về thuế, phí khác theo quy định...

Nói về ý kiến cho rằng, việc thu phí sẽ gây "phí chồng phí", ông Thành cho biết, chúng tôi có lộ trình đánh giá tổng thể trong nhiều năm, xem xét mức độ ảnh hưởng của người dân chứ không vội vàng làm trong một sớm một chiều. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mức độ tác động và ảnh hưởng đến thu nhập, đặc biệt là các hộ nghèo khi thu phí dịch vụ thoát nước chỉ từ 0,051% năm 2020 và 0,197% năm 2024.

Hiện trong giá nước sạch đã có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Mức phí bảo vệ môi trường sẽ không được thu nữa khi áp dụng đề án. Như vậy, đề án không làm phát sinh thêm phí mà để đảm bảo duy trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

Trước đây chi phí duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước được lấy từ ngân sách. Bây giờ thành phố chủ trương việc thu phí phải tính đúng, tính đủ, người xả thải nhiều phải trả phí nhiều.

Chưa thỏa đáng

Ký kiến về vấn đề này, kiến trúc sư Hà Thiệu Phô - Giám đốc Công ty Kiến trúc Việt cho rằng, khi ngân sách TP không kham nổi thì tất yếu phải tính chuyện xã hội hóa. Tuy nhiên, vấn đề là nguyên nhân gây ngập thì do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do lỗi quy hoạch, nén cao ốc vào nội đô, bê tông hóa từ trên trời cho tới dưới đất quá mức khiến việc thoát nước bị ảnh hưởng. Việc buông lỏng khai thác nước ngầm tràn lan khắp nơi gây sụt lún mặt đất khiến ngập lụt gia tăng.

“Ngay cả chuyện ngập đâu chống đấy, không đồng bộ, rồi các dự án dở dang gây chặn dòng chảy và tất nhiên không thể thiếu nguyên nhân từ việc xả rác bừa bãi, thiếu ý thức từ nhiều người dân... Tất cả đều góp phần gây nên tình trạng ngập lụt ở TP. Do đó, nếu “đổ” hết lên đầu người dân để thu phí thì có vẻ chưa thật thỏa đáng” - KTS Hà Thiệu Phô nói.

Thực tế, các khoản thu, phí gia tăng về giá nước vẫn luôn là đề tài bàn tán của nhiều người. Cuối năm 2019, Sawaco đã tăng giá bán nước sạch ở TP tăng trung bình từ 5 - 7%. Thời điểm đó, Sawaco cho biết, việc điều chỉnh giá nước để đảm bảo tình hình tài chính của tổng công ty. Họ cho rằng, giá nước giai đoạn 2013 - 2019 chưa tăng gây khó khăn cho việc duy trì tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống thoát nước do Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP (thuộc Sở Xây dựng TPHCM) đảm nhiệm. Cùng với Trung tâm chống ngập TP, thì đây là 2 đơn vị chính xử lý vấn đề thoát nước, chống ngập hiện nay. Vì vậy, khi giải bài toán chống ngập cho TP vẫn loay hoay dù đã chi hàng nghìn tỷ, việc Sở Xây dựng đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước là khó chấp nhận.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tăng giá dịch vụ thoát nước: Sẽ không gây nhiều xáo trộn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.