Thứ bảy, 20/04/2024 10:51 (GMT+7)

Vì sao TP Thái Nguyên lụt sâu đến vậy?

Hữu Minh -  Thứ tư, 11/09/2019 16:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các tuyến đường Lương Ngọc Quyến, Hoàng Văn Thụ... của thành phố Thái Nguyên chỉ những trận mưa vừa đã giữ vai trò là mương máng tiêu, thoát nước... Còn khi mưa lớn...?

Ít thấy những trận mưa lớn, xối xả, kéo dài cả đêm như trận mưa tối 9 rạng sáng 10/9/2019 tại TP.Thái Nguyên.

Mưa to thì nước nhiều sinh úng ngập. Cũng dễ hiểu. Nhưng lại diện rộng, ngập sâu, tiêu chậm, nước tràn vào nhà, chợ búa công sở, ô tô, xe máy trôi nổi lềnh bềnh, thiệt hại không thể đong đếm. Là sao?

Đê Sông Cầu không chưa vỡ, chỉ mấp mé báo động 3. Không phải nước trên nguồn đổ về, nước nội tại là chính. Có gì không ổn trong quy hoạch, xây dựng đô thị? Nhân trận lụt nhớ đời ngày 10 và trận mưa trưa nay 11.9, chính quyền tỉnh Thái Nguyên, TP Thái Nguyên có thấy cần thiết xem lại những gì đó chưa ổn và có hướng khắc phục không? Thiên tai thì đã hẳn nhưng có nhân tai không?

Thành phố Thái Nguyên được thành lập năm 1962. Trước đó là "kẻ chợ" của nhiều triều đại phong kiến. Để chống "Nhất thủy", người ta xây dựng mấy tuyến đê bao: Đê dọc sông Cầu phần hữu ngạn và các tuyến ngăn nước, tiêu nước sông Cầu: Đê Mỏ Bạch và Cam Giá... Nếu lấy đường sắt chảy qua thành phố ở đoạn Lưu Xa - Quán Triều để phân ranh cao thấp thì sẽ thấy hầu hết nguồn nước từ các vùng đất phía Tây, phía Bắc qua trung tâm thành phố bằng mấy mương (suối) lớn như  mương  qua đường tầu ngã ba Bắc Nam, Đại học sư phạm, rồi qua đường bộ Gia Bẩy, Mỏ Bạch... đổ ra sông Cầu qua các cửa tiêu, thoát khổng lồ... Chứng tỏ cha anh ta khi xây dựng thành phố đã có tính toán kỹ, khoa học, an toàn. Còn nay thì sao?

Đơn cử như suối tiêu khu Bắc Nam trước đây là một kênh tiêu lớn. Nước từ núi Ông Đống đố xuống cánh đồng và vùng đất thuộc các tổ 14.15.16 của Phường Đồng Quang, khu vực phường Quang Trung cũng dồn về rồi theo suối xuyên qua đường sắt bằng cầu có chiều ngang 15m, tiếp tục tiếp nhận nước qua hệ thống cống và mương tiêu, đổ vào khu vực hồ Xương Rồng thuộc phường Phan Đình Phùng xuyên qua Quốc lộ 37 bằng cây cầu có chiều dài 20 mét rồi đổ ra sông Cầu. Thực ra người ta đã tính toán kỹ: Phải với hệ thống tiêu thoát như vậy mới có thể đáp ứng... 

Vậy bây giờ thì sao? Cũng tuyến này, người ta san lấp mặt bằng làm khu dân cư hay đô thị, ngầm hóa mương thành cống, nhưng hình như việc tiêu thoát nước không được tính đếm đầy đủ. Có đoạn dân còn tự lắp đường ống cống thoát nước để mở mang đất mà không cần cơ quan có trách nhiệm thi công hoặc phê duyêt. Cống thoát bị lấp hoặc quá nhỏ không đáp ứng do thiếu quy hoạch. Do vậy, mặt đường giao thông phố thị đang làm thay vai trò của mương, cống tiêu thoát.

Là thành phố lâu đời, mật độ dân cư đông đúc và phát triển nhanh nhưng khâu quy hoạch, dự tính, dự báo rất yếu. Một dự án thoát nước lớn, có thể nói đã đào tung cả thành phố lên để lắp cống trong nhiều năm vừa hoàn thành nhưng đó mới chỉ may chăng là tiêu nước sinh hoạt, nước thải hàng ngày, tiêu nước mưa ngập úng thì nhờ mặt đường. Các trục đường Lương Ngọc Quyến, Hoàng Văn Thụ... đang là những mương trữ nước cao cả mét ngày mưa.

Cảnh báo nhỡn tiền cho Thái Nguyên trong việc bảo vệ đê điều, phòng chống ngập lụt. Ngay sau đây cần rà soát lại lĩnh vực này, giải tỏa ngay tắc nghẽn,tiêu thoát, đặc biệt trong xây dựng đô thị mới./.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao TP Thái Nguyên lụt sâu đến vậy?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ