Thứ tư, 24/04/2024 07:19 (GMT+7)

Vì sao các loài phải chạy trốn?

MTĐT -  Thứ sáu, 26/06/2020 09:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không chỉ phải tránh xa nơi ở do mất không gian sống, nhiều loài động vật trên cạn và sinh vật biển đang phải chạy trốn khỏi môi trường sống do sự nóng lên toàn cầu.

Động vật đang phải vật lộn để tìm môi trường sống

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Ecology & Evolution, các nhà khoa học đã kết hợp 256 nghiên cứu được đánh giá ngang hàng và so sánh hơn 30.000 lần thay đổi môi trường sống của hơn 12.000 loài vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật. Cơ sở dữ liệu được đặt tên là BioShifts là phân tích toàn diện đầu tiên về vấn đề này.

Các loài trên cạn đang di chuyển đến gần các cực khi hành tinh nóng lên "với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự kiến, đặc biệt là ở các khu vực có khí hậu ấm áp".

Động vật lưỡng cư được phát hiện đang di chuyển lên dốc ở độ cao hơn 12 mét/năm, trong khi các loài bò sát đang tiến về phía xích đạo ở mức 6,5 mét/năm. Côn trùng được tìm thấy đang di chuyển ở tốc độ 18,5 km/năm.

Nhìn chung, các loài sinh vật biển đang di chuyển về phía hai cực với tốc độ trung bình gần 6 km/năm, trong khi động vật trên cạn chỉ di chuyển lên cao với tốc độ trung bình gần 1,8 mét/năm.

Bảo vệ động vật hoang dã giúp lưu truyền các giá trị vô giá của tự nhiên cho thế hệ về sau.

Sự khác biệt này giữa động vật sống trên đất và dưới nước có thể tồn tại vì nhiều lý do. Có thể là do độ nhạy nhiệt độ, không khí dẫn nhiệt kém hiệu quả hơn 25 lần so với nước, và nhiều động vật trên cạn có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nếu muốn.

Thêm vào đó, động vật trong nước có thể di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều nếu có nhu cầu. Trên đất liền, các hoạt động của con người thường cản trở sự di chuyển của động vật.

"Trên đất liền, mất môi trường sống và sự phân mảnh do thay đổi sử dụng đất có thể cản trở khả năng của các loài sống trên cạn theo dõi các đường đẳng nhiệt dịch chuyển”, các tác giả viết.

Khi nhiệt độ tăng ép các loài sinh vật biển vào phạm vi môi trường sống ngày càng thu hẹp và khiến chúng bơi về phía hai cực, điều này cũng có nguy cơ làm cạn kiệt nước lạnh.

Điều tương tự cũng đang xảy ra trên đất liền. Các động vật được tìm thấy ở trên núi cao được cho là đang cưỡi "thang cuốn đến tuyệt chủng" khi nhiệt độ và sự cạnh tranh đẩy chúng đến bờ vực. Chỉ là trong nước, “thang cuốn” này dường như đang di chuyển nhanh hơn.

“Chúng tôi chỉ có thể làm việc với những gì chúng tôi có, và có vẻ như những động vật mà chúng ta biết đang phải vật lộn để tìm môi trường sống mới khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu đang gia tăng. Và BioShifts là một cách để chúng tôi giúp theo dõi những thay đổi đó để dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo”, các tác giả cho biết.

Vì sao chúng ta phải bảo vệ động vật hoang dã?

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn với những loài sinh vật khác thì các loài động vật hoang dã cũng đã tự tìm ra nhiều cách để kháng vi khuẩn cũng như các tế bào ung thư. Chúng tự tạo ra các phân tử mới mà các nhà khoa học chưa từng biết đến.

Việc nghiên cứu cũng như tìm hiểu về đặc tính của các loài vật này sẽ giúp các nhà khoa học tìm được những giải pháp trị bệnh mới, hiệu quả cho những bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa.

Ngoài ra, ở cơ thể của nhiều động vật hoang dã còn chứa các chất hóa học khá hữu ích, phục cho việc sản xuất dược phẩm. Các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống ung thư và chữa bệnh máu khó đông hiện nay đều có nguồn nguyên liệu từ các loài động vật hoang dã này.

Tại Mỹ, hơn 1/4 số đơn thuốc được kê có chứa các chất tìm thấy trong các loài động, thực vật. Do vậy, việc bảo vệ động vật hoang dã là hết sức cần thiết vì nếu chúng bị tổn thương thì những lợi ích y học của chúng cũng biến mất theo.

Nhiều loài động vật hoang dã tưởng như vô dụng cũng đã cho thấy lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Người nông dân thường sử dụng các loại côn trùng và động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng.

Bên cạnh đó là sử dụng các loại cây trồng chứa độc tố tự nhiên đẩy lùi công trùng gây hại, chúng là những thiên địch, là biện pháp thay thế vừa an toàn, vừa hiệu quả đồng thời còn đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường, ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp.

Một lợi ích mà chúng ta thấy rõ là việc bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá chất lượng của môi trường.

Ví dụ: Sự sụt giảm về số lượng chim ưng và đại bàng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh về mức độ nguy hiểm của thuốc trừ sâu DDT – loại này đang được sử dụng rộng rãi và thường tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (gây suy yếu khả năng sinh sản cũng như ấp trứng của loài động vật này). Trường hợp này sẽ gửi lời cảnh báo tới con người về tác động biến đổi khí hậu cũng như chất gây ô nhiễm môi trường.

Theo Moitruong.com.vn

Bạn đang đọc bài viết Vì sao các loài phải chạy trốn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới